Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cây lê

Các nhà khoa học Bỉ đã thí điểm trồng lê trong môi trường giả lập khí hậu tương lai năm 2040 để nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với các giống lê của châu Âu.

Tại tỉnh Limburg của Bỉ, trung tâm trồng lê của đất nước này, có một vườn cây ăn quả đặc biệt gồm 12 mái vòm trong suốt. Bên trong mái vòm, các nhà nghiên cứu đang trồng lê trong một môi trường được kiểm soát nhằm mô phỏng tác động của biến đổi khí hậu đến châu Âu đến năm 2040. Mục đích của họ là xem sự nóng lên toàn cầu tác động gì đến những người trồng cây ăn quả ở châu Âu.

Thí nghiệm kéo dài ba năm với ba vụ thu hoạch. Vụ thu hoạch đầu tiên vào năm 2023 cho thấy lê Bỉ có thể tránh được một số tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, điều mà các nhà khoa học dự đoán sẽ làm giảm năng suất cây trồng và tăng chi phí tưới tiêu do hạn hán.

Trong khu thí nghiệm này, các nhà khoa học đã đẩy nhiệt độ môi trường lên cao hơn để nghiên cứu vụ thu hoạch với điều kiện khí hậu mô phỏng của năm 2040. Các nhà khoa học kiểm tra kích thước, độ cứng và hàm lượng đường của quả, so sánh chúng với những quả lê được trồng trong mái vòm mô phỏng khí hậu ngày nay.

Lê được trồng trong vườn thí nghiệm.

Và những phân tích cho thấy trong tương lai, với sự thay đổi của thời tiết, quả lê mềm hơn khiến thời gian bảo quản chúng ngắn đi. Như vậy, lượng lê cung cấp ra thị trường cũng sẽ giảm đi.

Lũ lụt, mưa đá và hạn hán đã ảnh hưởng đến những người trồng lê ở châu Âu trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu bắt đầu để lại dấu vết trên mô hình trồng trọt. Theo Hiệp hội Táo và Lê Thế giới, sản lượng lê của Bỉ dự kiến sẽ giảm 27% trong năm nay, do các yếu tố bao gồm nở hoa sớm bất thường và sương giá muộn bất thường.

Năm 2023, Vương quốc Bỉ đã vượt qua Italia, trở thành nước có sản lượng lê đứng đầu châu Âu. Tuy nhiên, thời tiết bất thường đang đe doạ nghiêm trọng tới sản lượng lê của nước này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Truyền thông Israel ngày 4/1 dẫn nguồn tin Mỹ cho biết Washington đang thúc đẩy thương vụ bán vũ khí khổng lồ trị giá 8 tỷ USD cho Tel Aviv.

Lực lượng phòng không Nga bắn hạ 8 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, quân đội Nga và Ukraine tiếp tục đẩy mạnh sử dụng máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu của đối phương, chính quyền Mỹ chuẩn bị công bố gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine. Đó là những diễn biến nổi bật trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày 4/1.

Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.

Ngày 4/1, Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết, lực lượng cứu hộ nước này đã tìm thấy thi thể của toàn bộ 179 nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc của Hãng hàng không Jeju Air.

Trong cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times công bố ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày 3/1 dẫn các nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả con tin giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã đạt được tiến bộ đáng kể, sau khi cả hai bên đều điều chỉnh các điều kiện của họ.