Biến thể phụ JN.1 có khả năng lây lan nhanh
Kết quả giải mã trình tự gen được tiến hành bởi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 trong tháng 12/2023 đã ghi nhận có 12/16 bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Dấu hiệu đáng lo ngại là số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong sáu tuần gần đây. Tất cả các trường hợp này đều có diễn biến nặng và mắc các bệnh nền, chưa tiêm đủ các mũi vắc xin Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiến sỹ Vũ Ngọc Long - Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: "Biến thể này được WHO xếp vào “biến thể đáng quan tâm” và là biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn và có thể có khả năng né tránh miễn dịch. Tuy nhiên chưa có sự gia tăng về độc lực và mức độ nặng."
Trước sự gia tăng số ca mắc Covid-19 tại một số quốc gia và lây lan nhanh của biên thể phụ JN.1 thì WHO đã đưa ra khuyến nghị các nước cần tiếp tục tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19. Các nghiên cứu cũng cho thấy, năm 2021 vắc xin Covid-19 đã cứu sống hơn 14 triệu người.
TS Angela Pratt – Trưởng văn phòng đại diện của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: "Việc phát hiện biến thể mới đáng quan tâm này – JN.1 này thật đáng buồn là một lời nhắc nhở rằng COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu, nó tiếp tục khiến mọi người mắc bệnh và trong một số trường hợp, gây tử vong. Chúng tôi khuyến khích mọi người tiếp tục đánh giá nguy cơ của bản than, cũng như những người thân yêu của mình và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản như rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi công cộng đông người và ở nhà nếu không khỏe."
Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các địa phương, cơ sở y tế chuẩn bị các phương án thu dung và điều trị khi số bệnh nhân mắc Covid-19 gia tăng. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh với tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 hai mũi cơ bản tại Việt Nam đạt trên 87% và tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại trên 60% thì với biến thể mới JN.1 cũng không đáng lo ngại.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0