Giá trị của bình yên
Một buổi sớm như rất nhiều buổi sớm bình yên khác, ông Nguyễn Văn Thuyết (ở Đông Anh, Hà Nội) nhàn nhã chăm sóc hàng cây cảnh quanh nhà. "Bây giờ cứ tầm 5 giờ sáng là tôi ngủ dậy, rồi xem phim, xong dậy quét sân, quét nhà và tưới cây và sau đó đi làm. Đến khoảng 4 - 5h chiều tan làm về, tôi ra thư giãn ở sân cầu lông, sân bóng hơi. Tôi rất bằng lòng cuộc sống bây giờ", ông Thuyết chia sẻ. Hơn ai hết, ông Thuyết cảm nhận rõ giá trị của cuộc sống ngày hôm nay ông có bởi chúng được trả bằng những tháng năm tuổi trẻ xông pha nơi chiến trường. Ông Thuyết rất thích chăm cây, bởi với ông - người từng đối mặt với sinh tử, chăm chút những mầm cây như là một cách để nâng niu sự sống.
Cũng như rất nhiều người lính khác, những ngày cuối tháng 12, nhịp sống của ông Thuyết rộn ràng hơn. Ông và những người bạn cựu chiến binh cùng mặt trận năm xưa luôn giữ truyền thống, hàng năm cứ vào dịp này lại hẹn gặp nhau. Câu chuyện của những cựu chiến binh luôn bắt đầu bằng những câu chuyện khó quên thời kháng chiến, rồi đến chia sẻ với nhau những thành quả của cuộc sống hôm nay.
Kết thúc chiến tranh, những người đồng đội trở về cuộc sống đời thường, có người làm y tá, có người làm thầy giáo, có người tiếp tục phục vụ quân ngũ hay như ông Thuyết rời mặt trận bảo vệ Tổ quốc tiếp tục bước vào mặt trận kinh tế, tất cả họ bằng cách này hay cách khác, sử dụng mạng sống mà mình giữ được qua chiến tranh tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc.
Những người bước ra từ cuộc chiến là những người thấy rõ nhất giá trị của cuộc sống yên bình đang có hôm nay. "Sự yên bình của ngày hôm nay là cái giá của xương máu", ông Bùi Văn Hà, cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) chia sẻ.
Những người dân sống trên phố Hàng Chuối lâu nay đã quen với hình ảnh ông Nguyễn Ngọc Quang với một bộ quân phục cũ, một cái cán chổi làm gậy chống và một chú vịt trắng luôn chạy theo sau. Chú vịt này vốn là một vịt con yếu nhỏ không đủ tiêu chuẩn, bị người bán vịt giống loại ra chờ người ta mua về làm thức ăn chăn nuôi, sau đó được ông Quang mua lại, đem về nuôi.
Ông Quang giải thích, lý do ông chọn nuôi chú vịt này chứ không phải bất kỳ con vịt giống khỏe mạnh nào khác là bởi chính ông thời trẻ cũng thấp bé nhẹ cân, phải xin nhiều lần mới được tham gia quân ngũ. Đó là một sự đồng cảm hữu duyên giữa người và vật.
Trong suốt 10 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989), nhiều đợt nhập ngũ của hàng nghìn thanh niên Việt Nam tuổi 18-20 bổ sung quân cho chiến trường phía Bắc đã diễn ra. Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Từ tháng 7/1984 trở đi, mặt trận Vị Xuyên không lúc nào ngơi tiếng súng, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các cao điểm, có ngày quân Trung Quốc bắn 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên, biến cao điểm 685 thành “lò vôi thế kỷ”.
Nhiều năm đã trôi qua, những ký ức về quân ngũ, về những trận địa vị xuyên năm ấy, giờ chỉ còn lưu lại qua vài bức ảnh. Chiến tranh khốc liệt, đến giờ, chỉ còn lưu lại qua những câu chuyện đầy lạc quan của những người chiến binh năm ấy. Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt Vị Xuyên, hơn ai hết, ông Quang hiểu rõ, giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Với ông Quang, bình yên của người lính, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây, phía sau lưng là một mầm sống vô tư theo bước. Giữa thành thị xô bồ, người ta hối hả lao theo những vọng tưởng xa hoa, giữa thành thị ấy, có một góc nhỏ, một cựu chiến binh già, một chú vịt và thế là an yên.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
0