Bỏ cấp huyện, hướng tới nền quản trị địa phương hiện đại
Chính phủ sẽ lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương dự kiến vào trung tuần tháng 4/2025.
Chủ trương “sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã” chính là cơ hội để định hình sứ mệnh mới cho hệ thống chính trị cấp xã, hướng đến nền quản trị địa phương hiện đại.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: "Trong hệ thống chính trị của nước ta, mỗi hệ, mỗi cấp đều có tầm quan trọng, nhưng đặc biệt quan trọng là cấp cơ sở, bởi đây là cấp tiếp xúc trực tiếp với người dân. Uy tín chính trị của chính quyền là trực tiếp, là cấp cơ sở (cấp xã). Nhưng có một nghịch lý, chúng ta chưa chú trọng lắm đến việc bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ, có phẩm chất ở cấp xã. Thời gian tới, chúng ta phải tính đến chuyện xây dựng một đội ngũ cán bộ cấp địa phương xứng tầm".
Theo Đề án của Trung ương, dự kiến sẽ sáp nhập hơn 10.000 đơn vị cấp xã xuống còn 2.500. Rõ ràng, với những chức năng và nhiệm vụ mới thì đội ngũ nhân sự cấp xã hiện tại sẽ có thể gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc tái bố trí cán bộ, công chức cho cấp xã cần phải đặc biệt chú trọng năng lực của mỗi cá nhân.
Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai) cho rằng: "Hoạt động ở cấp xã sẽ khác cấp huyện vì cấp xã thường phải trực tiếp với người dân và hàng ngày, hàng giờ, có khi cả buổi tối cũng phải giải quyết công việc của nhân dân. Do vậy cần sự quyết liệt của thành phố và cấp trên trong việc chỉ đạo và giải quyết những nhu cầu chính đáng của nhân dân".
Ông Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Vấn đề đầu tiên chính là việc phân bổ thẩm quyền, thiết kế chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc chính quyền cấp xã. Từ trước đến nay, vai trò của chính quyền cấp xã ở nước ta chủ yếu là thực hiện chính sách, quản lý đời sống xã hội theo pháp luật. Tuy nhiên, với quy mô mới thì cấp xã sẽ được đảm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ hơn, cùng với đó là thẩm quyền cũng gia tăng. Điều này cần sự tính toán chi tiết bởi các cơ quan có trách nhiệm thiết kế tổ chức bộ máy của chính quyền”.
Bỏ cấp huyện, nâng quy mô cấp xã sẽ đặt ra nhu cầu định hình sứ mệnh mới cho hệ thống chính quyền cấp xã. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng ta cần thực hiện để hướng tới nền quản trị địa phương hiện đại, bám sát nhu cầu của đời sống xã hội, gia tăng khả năng linh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân, doanh nghiệp.


Công an tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương truy bắt Bùi Đình Khánh, đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép 16 bánh heroin vừa bị triệt phá, hiện đang bỏ trốn.
HĐND TP. Hồ Chí Minh tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, lấy tên Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị hành chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh.
Công an tỉnh Ninh Bình đang phối hợp điều tra, truy xét nhóm đối tượng từ tỉnh Nam Định sang tỉnh Ninh Bình gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản.
Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 đã chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng vào chiều 17/4.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công xây dựng cơ sở 2 của các Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam; cần tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
0