Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng. Nội dung này đãnhận được nhiều sự ủng hộ và phù hợp với thông lệ quốc tế về đèn tín hiệu giao thông.

Theo luật giao thông đường bộ hiện hành, khi đèn giao thông chuyển tín hiệu vàng, lái xe phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch thì được đi tiếp. Trong trường hợp đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội ở kỳ họp thứ 7 quy định: khi có tín hiệu đèn vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Nội dung này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân.

Trước đó, nội dung cấm tuyệt đối vượt đèn vàng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân.

Với quan điểm luôn tiếp thu và chỉnh sửa phù hợp với thực tế xã hội và thông lệ quốc tế, trong Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông mới đây nhất, nội dung buộc người tham gia giao thông phải dừng trước vạch khi có đèn vàng đã được thay thế theo hướng kế thừa những nguyên tắc vốn có hiện nay đó là được phép đi tiếp nếu đèn tín hiệu chuyển sang màu vàng, nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát.

Trong Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông mới đây nhất, người tham gia giao thông được phép đi tiếp nếu đèn tín hiệu chuyển sang màu vàng, nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát.

Ông Nguyễn Văn Thanh, chuyên gia giao thông cho hay: "Tín hiệu từ đỏ chuyển sang vàng hay từ xanh chuyển sang vàng là cái dự lệnh. Do đó, đang xanh thì người ta vẫn có quyền đi tiếp, còn đỏ người ta phải dừng lại. Người ta quan niệm là đèn vàng là dự lệnh nên người ta vẫn được phép tiếp tục".

Theo quy luật tổ chức đèn tín hiệu, đèn vàng không chỉ là dự lệnh, đèn cảnh báo mà đó còn là thời gian để những phương tiện đang ở tâm nút giao, có thời gian di chuyển khi các dòng phương tiện khác bắt đầu di chuyển ở pha đèn xanh. Khoảng thời gian này giúp nút giao thông thoáng và thường kéo dài từ 3 đến 5 giây, tùy vào lưu lượng phương tiện và tốc độ di chuyển cho phép trên tuyến.

Theo quy luật tổ chức đèn tín hiệu, đèn vàng không chỉ là dự lệnh, đèn cảnh báo mà đó còn là thời gian để những phương tiện đang ở tâm nút giao có thời gian di chuyển khi các dòng phương tiện khác bắt đầu di chuyển ở pha đèn xanh.

TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho hay: "Khi người ta gần vạch dừng quá mà bật đèn vàng lên thì khó có thể phanh ngay được, đó là mấu chốt. Chúng ta có thể hình dung khi bố trí đèn vàng mà các ô tô đang chạy đèn xanh có thể kịp phanh lại trước vạch dừng thì chính thời gian đèn vàng đó sẽ là thời gian để các ô tô trong nút được thoát ra khỏi nút. Do đó, thời gian đèn vàng chính là thời gian làm sạch nút. Từ đó, ô tô khi chuyển màu xanh mà các hướng khác chạy vào thì nút hoàn toàn không có phương tiện và vô cùng an toàn. Đó là bản chất của tổ chức giao thông".

Các chuyên gia cũng cho rằng việc chỉnh sửa quy định về tín hiệu giao thông lần này đã phù hợp hơn với thực tế xã hội và thông lệ tổ chức giao thông của thế giới. Việc thay đổi nội dung này trong Luật Trật tự, an toàn giao thông, đã chính thức thống nhất quy định này sau nhiều tranh cãi lâu nay. Qua đó, vừa giúp các cơ quan chức năng có thể xử lý được các tình huống thực tế đặt ra, vừa gỡ rối cho người dân trong những trường hợp cụ thể khi tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơn cuồng nộ từ Yagi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng du lịch đến kinh tế biển, ngành nuôi trồng thủy hải sản của Quảng Ninh. Sau mất mát, thậm chí trắng tay, những nỗ lực để khôi phục đang được tính bằng giờ.

Chiều 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà đồng bào bị thiệt hại, ảnh hưởng do bão lũ ở xã Hòa Bình và xã Yên Bình của huyện Hữu Lũng.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã tìm ra chủ tài khoản đại diện “tập thể anh em rạp xiếc Trung ương" ủng hộ đồng bào vùng lũ 10.000 đồng. Nam thanh niên đã lên tiếng xin lỗi vì hành vi gây hiểu nhầm này.

Không chỉ gây thiệt hại về sinh mạng con người, bão số 3 - Yagi đã tàn phá ghê gớm hạ tầng và kinh tế của nhiều tỉnh, thành trọng điểm về kinh tế của đất nước.

Đến 17 giờ ngày 13/9, bão số 3 cùng hoàn lưu và mưa lũ trên diện rộng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với các tỉnh phía Bắc, khiến 336 người chết và mất tích, trong đó 254 người thiệt mạng và 82 người vẫn chưa được tìm thấy. Con số này tăng thêm 21 người so với thống kê vào sáng cùng ngày.

Ngày 13/9, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản gửi các Sở, ban ngành liên quan về việc thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn sự cố sập cầu Phong Châu sau khi lũ trên sông rút xuống dưới báo động 1.