Bộ GD&ĐT đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13, Bộ GD&ĐT đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn về quy mô của trường tiểu học.

Bộ GD&ĐT đề xuất trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành). Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, quy mô tối thiểu 5 lớp. Tổng diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh.

Bộ GD&ĐT đề xuất trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành)

Đối với các đô thị loại III trở lên, cho phép bình quân tối thiểu 6m2/học sinh, thay cho quy định hiện hành là đối với các đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép bình quân tối thiểu 8m2/học sinh.

Dự thảo cũng đề xuất đối với phòng học, cần bảo đảm mỗi lớp có một phòng học riêng, có thể sử dụng làm nơi nghỉ trưa cho học sinh (nếu có), được trang bị đầy đủ bàn, ghế học sinh (đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh); bàn, ghế giáo viên; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt; hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Bảo đảm mỗi lớp có một phòng học riêng, có thể sử dụng làm nơi nghỉ trưa cho học sinh (nếu có), được trang bị đầy đủ bàn, ghế.

Căn cứ điều kiện thực tế, ghép một số phòng học bộ môn theo nguyên tắc bảo đảm đủ chức năng của các phòng học này, có chức năng tương đồng, đầy đủ thiết bị cho mỗi môn học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 2/5, nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, giáo dục không chỉ dừng lại ở các phương pháp dạy truyền thống là học sinh đến trường để học. Và học tập trên các ứng dụng số ngày càng phát huy hiệu quả. Nhằm hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức ghi hình các tiết dạy hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, phát hành trên ứng dụng HANOI ON và trên sóng truyền hình kênh 2 của Đài Hà Nội.

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, nhiều người dành thời gian này để đi du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với những giáo viên dạy THCS, nhiều thầy cô lại lựa chọn dành thời gian này để giúp học sinh của mình ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Đồng thời, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên để các em có đủ điều kiện sức khỏe và tâm lý tham gia kỳ thi.

Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2024 - 2025 sẽ được diễn ra. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này, nhiều em học sinh đã gác lại kế hoạch đi chơi để tập trung vào việc ôn tập kiến thức cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Sáng 26/4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vòng chung kết thường niên của Ngày hội Trạng nguyên nhỏ tuổi, Bảng vàng ghi danh và Viết chữ đẹp Nét chữ - Nết người năm học 2023 - 2024 đã diễn ra với sự tham gia của 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh, thành và 161 trường học trên cả nước.