Bổ sung cầu bộ hành để kiến tạo không gian an toàn

Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường tại các vị trí đông dân cư, cổng trường học.

Hàng ngày, khi đi từ Khu đô thị Times City sang bên kia đường, bà Phượng luôn nơm nớp nỗi lo tai nạn giao thông có thể xảy đến. Nếu muốn sang đường, bà buộc phải đi khoảng 500m đến chỗ có lối mở, nên không ít lần bà đánh liều lách qua dòng xe cộ qua lại đông đúc 2 chiều để sang đường.

Bà Nguyễn Thị Phượng (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Mọi ngày tôi muốn sang đường vất vả lắm, phải đi bộ xa để tìm vạch kẻ trắng mới sang đường được, mà khu vực này rất lắm xe đi lại, xe cũng đi không đúng luật, nên mọi khi tôi phải đi vòng tít một đoạn đường rất xa mới có thể qua được đường”.

Nguy cơ mất an toàn giao thông cho người đi bộ tiềm ẩn ở nhiều tuyến đường Hà Nội.

Tương tự, tại khu vực Đường Vành đai 2 dưới thấp, ô tô, xe máy lưu thông đông đúc với tốc độ rất nhanh. Trong khi đó, tại điểm giao cắt đầu ngõ Hòa Bình 7, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, lượng người đi bộ qua đường khá nhiều. Không ít vụ va chạm, thậm chí tai nạn thương tâm đã xảy ra.

Ông Trần Trọng Lộc, phường Minh Khai, cho biết: “Khu vực này đông lắm, sang đường khó khăn, rất là sợ vì có rất nhiều vụ tai nạn ở đây rồi, có cả những vụ chết người rồi. Nếu xây được cầu vượt bộ hành cho người dân đi được qua đường, cho các cháu đi học thì quá tốt”.

Bà Phạm Lệ Dung (phường Minh Khai), bảo: “Nếu không có cầu thì những người có tuổi như chúng tôi muốn qua đường thì phải nhờ người dắt, nếu có cầu vượt bộ hành thì người già như chúng tôi đi lại mới đỡ vất vả”.

Sự gia tăng phương tiện cá nhân và tăng dân số, trong khi hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế khiến việc qua đường của người dân khó khăn.

Nguy cơ mất an toàn giao thông cho người đi bộ còn tiềm ẩn ở một loạt tuyến đường khác như giữa nút giao Hoàng Minh Giám - Hoàng Đạo Thúy, đường Lê Văn Lương… Cả hai bên đường các khu vực này có nhiều trường học, chung cư, dân cư đông đúc.

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề chính hiện nay của giao thông Hà Nội là sự gia tăng phương tiện cá nhân và tăng dân số cơ học, trong khi hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này cần hướng tới thiết kế những tuyến đường đa phương thức, đáp ứng nhu cầu của nhiều người, trong đó, cần đặc biệt ưu tiên cho người đi bộ.

Chuyên gia Giao thông đô thị, KTS Trần Huy Ánh cho biết: "Việc đề xuất xây các cây cầu đi bộ này cần phải đồng bộ với việc vỉa hè được an toàn, vì nếu đặt một cây cầu vượt tại một điểm nút giao thông mà ở chân cầu đó người dân gặp khó khăn khi tiếp cận thì việc xây cây cầu ở đó là vô nghĩa. Chúng ta xây nhiều cây cầu đi bộ là một việc rất tốt, để cho người đi bộ tham gia giao thông an toàn khi mà dưới lòng đường, mật độ phương tiện giao thông ngày càng gia tăng".

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 70 cầu vượt bộ hành ở các nút, các tuyến giao thông có mật độ lưu thông lớn và tại các khu vực gần bệnh viện, trường học. Việc đề xuất xây thêm 29 cầu vượt bộ hành được kỳ vọng sẽ giải quyết được nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông, góp phần nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện thói quen tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Rạng sáng 23/9, một người nhảy cầu Nhật Tân đã được cứu kịp thời, ngay sau đó nạn nhân đã được Công an quận Tây Hồ bàn giao cho gia đình an toàn.

Sau 14 ngày tham gia tìm kiếm nạn nhân tại thôn Làng Nủ, lực lượng thuộc Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 đã hành quân rút khỏi địa phương, trở về đơn vị.

Tại đường Trâu Quỳ, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, hàng quán ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ không còn chỗ nào để di chuyển.

Qua đường dây nóng, người dân xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm đã phản ánh tình trạng mất điện kéo dài tại một khu tập thể cũ. Sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền nhanh chóng đưa ra các phương án để khắc phục.

Chiều 24/9, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp với Tổ đại biểu HĐND thành phố ứng cử tại huyện Mỹ Đức và Hội Nông dân thành phố, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tập đoàn Sơn Hà tổ chức tặng quà, đồ dùng học tập, giống cây trồng, chế phẩm xử lý môi trường và kinh phí hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở huyện Mỹ Đức.

Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện để thu hồi các nguồn tiền nhằm bồi thường cho bị hại.