Bổ sung quy định PCCC với nhà ở kết hợp kinh doanh
Trước thực trạng xảy ra cháy nổ ở các khu đông dân cư tập trung nhiều nhà trọ, nhà ở cho thuê, các đại biểu đề nghị Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần bổ sung thêm quy định PCCC đối với các loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh.
Ông Phạm Văn Hòa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nêu ý kiến: “Để quy định có tính ràng buộc, đề nghị nên phân biệt rõ loại hình cơ sở dễ cháy nổ thì phải khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn đối với cơ sở ít xảy ra cháy và có khả năng dễ dàng cứu chữa thì quy định phòng cháy an toàn, các cơ sở khác thì có dụng cụ chữa cháy, có như thế mới giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Về phòng cháy đối với nhà ở, đề nghị cần có quy định thêm với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh để khắc phục bất cập hiện nay vì loại hình này dễ gây cháy nổ”.
Liên quan đến quyền tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đại biểu cho rằng quy định trong dự thảo luật còn chung chung.
Đối với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra, thẩm định PCCC, đại biểu đề nghị cần có quy định rõ ràng về hành vi bị nghiêm cấm.
Ông Phạm Đình Thanh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, đề nghị: “Nghiêm cấm việc người được giao nhiệm vụ thẩm quyền nhưng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình; hoặc có hành vi khác tiếp tay, giúp sức cho việc thi công xây dựng cải tạo công trình, hạng mục công trình, chế tạo hoán cải phương tiện giao thông cơ giới không đảm bảo các điều kiện theo quy định của luật về phòng cháy và chữa cháy”.
Trước đó, trong chiều nay (27/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0