Bổ sung quy định về lực lượng tham gia PCCC

Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong sáng 19/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này vào chiều cùng ngày.

Thảo luận tại tổ, đa số các đại biểu đều cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Phòng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Việc ban hành luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn các quy định về hoạt động cứu nạn cứu hộ; công tác kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu và thanh tra, xử lý đối với các công trình vi phạm, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Đa số các đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Phòng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Quan tâm đến công tác tuyên truyền, một số đại biểu cho ý kiến cần phải truyền thông có trách nhiệm, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. Trong đó phải tập trung công tác phòng ngừa là chính, cũng như cần bổ sung thêm trong dự thảo việc huy động các lực lượng cùng tham gia.

Ý kiến của các đại biểu sẽ được tổng hợp, báo cáo các cơ quan thẩm quyền xem xét, điều chỉnh và bổ sung, trình Quốc hội trong thời gian tới.

Cũng trong chiều nay (19/6), tại hội trường, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng không nhân dân; tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.

Theo kế hoạch, sáng mai (20/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.

Sáng nay (22/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đầu giờ làm việc sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025- 2027.

Ngày hôm nay (22/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc ngày thứ hai tại Nhà Quốc hội, với nhiều nội dung quan trọng.

Trong phiên làm việc chiều 21/10, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).