Bộ sưu tập lụa lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia
Sự kiện ra mắt bộ sưu tập lụa mang đến một dấu ấn mới trong nghệ thuật thời trang và văn hóa Việt Nam, bởi sự kết hợp giữa tinh thần nghệ thuật từ các bảo vật và những sáng tạo đương đại.
Bà Văn Hằng, nhà sáng lập Desilk chia sẻ: “Khi làm dự án này chúng tôi cũng xác định đây là một trọng trách cũng là một thách thức bên cạnh niềm tự hào. Bởi chính các bảo vật là những công trình nghệ thuật rất lớn hàm chứa nhiều chiều sâu về văn hóa, về lịch sử và yếu tố về nghệ thuật. Chúng tôi - những nhà thiết kế phải đặc biệt nghiên cứu kỹ về bảo vật, về hoàn cảnh ra đời và những điều ẩn sâu bên trong tác phẩm. Sau khi hiểu rồi thì mới bắt đầu tiến hành thiết kế”.
Bộ sưu tập không chỉ tôn vinh các bảo vật quốc gia mà còn đưa di sản vào đời sống hiện đại qua những tác phẩm lụa tinh xảo. Theo Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhà thiết kế đã không chỉ đưa tác phẩm vào ứng dụng một cách thụ động, đơn thuần, mà các ý tưởng, màu sắc và câu chuyện được kể chuyện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật rất ấn tượng. Bảo vật quốc gia cùng với lụa là sự kết hợp mang giá trị mới, đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng. Đây cũng là mục tiêu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu, lan tỏa giá trị của bảo vật quốc gia và mỹ thuật Việt Nam.
Sự kiện do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và thương hiệu lụa Desilk tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật Việt Nam qua từng mẫu thiết kế lụa độc đáo. Đây không chỉ là một bộ sưu tập thiết kế lụa cao cấp mà còn là một hành trình nghệ thuật, một sự kết nối từ quá khứ tới hiện tại, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho những người yêu nghệ thuật và thời trang.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
0