Bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Chiều 29/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; quán triệt tư duy ai quản lý tốt nhất thì giao, việc gì người dân doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo.

Kết luận phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng, các thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu tham dự Phiên họp; cũng như hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo sau 4 Phiên họp góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, giải phóng nguồn lực vì sự phát triển của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi, với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “phân công rõi người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”, trong đó tập trung tháo gỡ, khơi thông mọi nguồn lực, tập trung cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định tại Luật Đường bộ, quốc lộ được phân quyền cho UBND cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý. Dự kiến sẽ có khoảng 17.500km quốc lộ được phân cho các địa phương để chủ động hơn trong công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, phát triển hạ tầng.

Người dân TP. Hồ Chí Minh không còn nỗi lo ách tắc, ngập nước, khi vào ngày đầu năm mới, đã có thể lưu thông dễ dàng, thuận tiện khi bốn công trình giao thông lớn gồm cầu Phước Long, hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; đường song hành quốc lộ 50 và đường Tân Kỳ Tân Quý quận Bình Tân đã chính thức thông xe.

Hà Nội vừa được Liên hợp quốc lựa chọn là địa điểm tổ chức lễ ký “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng vào năm 2025. Theo Bộ Ngoại giao, đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một công ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

Dù hôm nay, 1/1 là ngày nghỉ lễ, tuy nhiên đây là dấu mốc vận hành các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập theo yêu cầu của Trung ương, do vậy vào sáng ngày hôm nay, nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã đồng loạt tiến hành kỳ họp thứ nhất HĐND cấp xã để bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thực hiện Nghị quyết số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, hôm nay huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì tổ chức công bố thành lập xã Phú Hồng trên cơ sở sáp nhập từ ba xã, đồng thời ra mắt Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của xã mới.

Hôm nay, 1/1/2025, ngày đầu tiên của năm mới cũng là ngày đầu tiên luật Trật tự An toàn Giao thông đường bộ 2024 và Nghị định 168 chính thức có hiệu lực. Nhiều hành vi vi phạm giao thông bị xử phạt tăng gấp từ nhiều lần đến hàng chục lần so với trước đây. Trong ngày đầu tiên, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý gần 13.600 trường hợp, số tiền phạt lên tới gần 28 tỉ đồng.