Bỏ xét tuyển sớm ngành Giáo dục mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non sẽ không còn xét tuyển sớm; phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 để xét tuyển; phải quy đổi điểm ở mọi phương thức về thang chung theo nguyên tắc do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.

Đây là nhưng điểm mới đáng chú ý trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Những điều chỉnh này được cho sẽ tăng cường tính minh bạch, công bằng và nâng cao chất lượng tuyển sinh.

Cụ thể, theo Quy chế mới sẽ không còn xét tuyển sớm và quy định khi sử dụng kết quả học tập cấp trung học phổ thông để xét tuyển phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh. Trọng số tính điểm xét của kết quả học năm lớp 12 không dưới 25%.

Đối với cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ GDĐT.

Thí sinh không cần chọn mã phương thức, mã tổ hợp… chỉ cần xác định rõ chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo và cơ sở đào tạo mong muốn theo học để quyết định đăng ký. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GDĐT sẽ sử dụng phương thức có kết quả cao nhất của thí sinh để xét tuyển.

Đối với lứa thí sinh đầu tiên dự thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới 2018, Bộ GD-ĐT đã tăng số môn thi học sinh có thể lựa chọn. Vì vậy, để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau, quy chế bỏ yêu cầu chương trình đào tạo, mỗi ngành, mỗi chương trình có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển mà không giới hạn số tổ hợp xét tuyển.

Quy chế mới quy định các trường có thể quy đổi các chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển, nhưng điểm môn ngoại ngữ được quy đổi từ các chứng chỉ ngoại ngữ có trọng số tính điểm xét không được vượt quá 50%. Giới hạn tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.

Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.