Boeing có thể bị truy tố trong hai vụ tai nạn
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Boeing đã vi phạm nghĩa vụ trong một thỏa thuận năm 2021, vốn giúp nhà sản xuất máy bay này tạm thời không bị truy tố hình sự về các vụ tai nạn nêu trên. Trong hồ sơ trình lên tòa án tại bang Texas, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Boeing đã không thiết kế, triển khai và thực thi chương trình tuân thủ và đạo đức để ngăn chặn, phát hiện các hành vi vi phạm luật chống gian lận của Mỹ trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Hồi tháng 10/2018, một máy bay Boeing 737 MAX 8 do hãng hàng không Lion Air vận hành đã rơi trên vùng biển Indonesia, khiến toàn bộ 189 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Tháng 3/2019, một chiếc Boeing MAX 8 của hãng Ethiopian Airlines cũng bị rơi, cướp đi sinh mạng của 157 người.
Boeing sau đó chấp nhận chi trả 2,5 tỷ USD để dàn xếp cuộc điều tra hình sự về hành vi của công ty với hai vụ tai nạn trên. Tuy nhiên các sự cố liên quan đến máy bay của hãng vẫn tiếp tục diễn ra. Người nhà nạn nhân trong hai vụ tai nạn cùng luật sư của họ cho rằng Boeing đã vi phạm thỏa thuận năm 2021 với các công tố viên về việc điều chỉnh để tuân thủ quy định.
Hiện Chính phủ Mỹ đang chờ phản hồi của Boeing để xác định có tiến hành truy tố hay không. Bộ Tư pháp Mỹ sẽ quyết định việc này trước ngày 7/7.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Washington sẵn sàng hỗ trợ Hàn Quốc bằng cả năng lực phòng thủ tên lửa thông thường, hạt nhân và phi hạt nhân tiên tiến của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 31/10 cho biết nhóm tác chiến phía Đông của Nga đã kiểm soát khu định cư Yasnaya Polyana ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko đã tới thăm Trung Quốc và có cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, thảo luận các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc – ông Vassily Nebenzia khẳng định hợp tác giữa Nga và Triều Tiên không vi phạm luật pháp quốc tế cũng như không nhằm chống lại nước thứ ba.
Sáng 31/10, Nhật Bản cùng Hàn Quốc và Mỹ đã lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên, cho rằng hành động này vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo hãng tin Yonhap, ngày hôm nay 31/10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã công bố danh sách các mặt hàng sử dụng để phát triển tên lửa đạn đạo nguyên liệu rắn phải giám sát xuất khẩu.
0