Bồi thường đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi

Theo Quyết định 56/2024 của UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 20/9, người có đất thu hồi không có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi hết, gồm toàn bộ hoặc một phần các khoản chi phí như: san lấp mặt bằng, cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, chi phí gia cố chống sụt lún đất làm mặt bằng kinh doanh và các chi phí khác đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đính sử dụng đất.

Theo điều 5 của quyết định này mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất được quy định như sau:

- Đất nông nghiệp trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm mức bồi thường là 50.000 đồng/m2; đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản 35.000/m2. Tất cả các loại đất nêu trên sẽ bồi thường tối đa không quá 250.000 đồng/người sử dụng đất.

- Đất rừng sản xuất bị thu hồi đến 1 ha là 25.000 đồng/m2; đất rừng sản xuất bị thu hồi trên 1 ha là 7.500 đồng/m2. Hai loại đất này bồi thường tối đa không quá 500.000 đồng/người sử dụng đất.

- Đất phi nông nghiệp là 35.000 đồng/m2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ tháng 8, thị trường đất nền ở nhiều huyện của Hà Nội trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi các phiên đấu giá đất liên tục “cháy hàng”.

Huyện Mê Linh đã bố trí các khu tái định cư tại vị trí đẹp, thuận tiện giao thông, gần trường học, trung tâm hành chính cho người dân thuộc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Mặc dù sổ đỏ, sổ hồng đã được ban hành mẫu mới và người dân không bắt buộc phải đi đổi sổ, song theo các chuyên gia pháp lý, người dân vẫn nên làm thủ tục đổi sổ đỏ vì nhiều lý do.

Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, một trong những nguyên nhân chính đẩy giá nhà đất tại Hà Nội tăng cao phi lý chính là tình trạng đầu cơ nhà đất, khiến cho số đông người có thu nhập trung bình khó có thể mua được nhà ở.

Với việc trụ sở các cơ quan Nhà nước sẽ chuyển về khu vực phía Tây như Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, nguồn cung văn phòng ở khu vực này sẽ tiếp tục tăng và có xu hướng cạnh tranh hơn.

Đất nền ở ngoại thành Hà Nội thời gian gần đây đang bị “thổi giá”, thiết lập mặt bằng giá mới thông qua các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở, khiến cho giá đất tăng ảo, giấc mơ an cư của người lao động ngày một xa.