BRICS tạo cơ hội để các quốc gia phát triển kinh tế

Các chuyên gia từ các quốc gia thành viên mới của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã ca ngợi lợi ích của việc tham gia cơ chế hợp tác này, cho rằng việc tham gia BRICS cho phép các quốc gia thành viên phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, đồng thời nhấn mạnh cam kết của các quốc gia trong việc tiếp thêm sức sống mới cho cơ chế hợp tác thông qua việc tận dụng những lợi thế độc đáo của mình.

Ả Rập Xê-út, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Iran và Ethiopia đã chính thức trở thành  thành viên BRICS từ ngày 1/1/2024.

Giáo sư Constantinos Berhutesfa - Đại học Addis Ababa, Ethiopia cho biết: "Ethiopia có rất nhiều tiềm năng. Vì vậy, khoản đầu tư đến từ các nước BRICS sẽ thúc đẩy sự phát triển của chúng tôi. Điều thứ hai là, Ethiopia nằm ở vùng sừng châu Phi và là cửa ngõ vào phần còn lại của lục địa. Vì vậy, chắc chắn BRICS sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Ethiopia và chúng tôi cũng sẽ đáp lại những lợi ích này".

Ai Cập, một quốc gia từ lâu đã mong muốn tham gia cơ chế hợp tác BRICS, đã khuyến khích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính,  thương mại quốc tế giữa các nước BRICS và các đối tác thương mại của họ theo cơ chế hợp tác.

BRICS tạo cơ hội để các quốc gia phát triển kinh tế

Ông Khaled El-shamy, Tổng biên tập Báo Ai Cập Ngày Nay cho biết: “Việc tham gia cơ chế hợp tác BRICS sẽ mang lại lợi ích cho Ai Cập nhờ tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể và ảnh hưởng quốc tế của hầu hết các nước thành viên BRICS.

Ai Cập từ lâu đã muốn gia nhập BRICS, nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia thành viên, thu hút đầu tư và tìm kiếm các giải pháp thanh toán thay thế cho đồng đô la Mỹ. Đạt được các thỏa thuận thanh toán bằng đồng nội tệ với các thành viên BRICS sẽ là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu phi đô la hóa của Ai Cập".

Theo các chuyên gia, hợp tác BRICS thể hiện mô hình phát triển tập trung vào lợi ích chung thông qua hỗ trợ kinh tế lẫn nhau.

Việc các nước BRICS sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính và thương mại quốc tế cũng sẽ góp phần cải cách hệ thống tiền tệ tài chính quốc tế, tăng cường tính đại diện và tiếng nói của các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.