Bữa cơm chiều của dân công sở

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.
5h chiều tại một khu chợ truyền thống ở Hà Nội,
Chị Phạm Thị Hồng Thắm (phường La Khê, quận Hà Đông), sau khi tan sở đã tranh thủ tạt qua chợ để mua đồ chuẩn bị bữa tối cho gia đình.
Bữa chiều của gia đình chị Thắm hôm nay được chị "đổi gió". Thay bằng cơm, canh và các món mặn như mọi khi, cả nhà chị sẽ làm món bún bò giò heo.
Việc chuẩn bị cho món ăn này cũng mất khá nhiều thời gian nên chị cần có thêm sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình.
Giờ nấu cơm chiều tối ở nhà anh Tuấn, chị Thắm lúc nào cũng thật vui và ấm áp bởi sự quây quần và quan tâm chia sẻ giữa các thành viên với nhau.

Chị Âu Khánh Trà (phường Đức Giang, quận Long Biên) cũng là nhân viên văn phòng. Tuy nhiên hàng ngày chị tan làm muộn hơn, tầm 18h. Từ công ty chị cũng tranh thủ đi siêu thị ngay gần đó để mua thực phẩm về nấu ăn. Vì chưa lập gia đình nên chị Trà cũng ăn uống khá đơn giản, đôi khi chỉ cần 1 - 2 món là đã xong mâm cơm chiều.

Từ công ty chị cũng tranh thủ đi siêu thị ngay gần đó để mua thực phẩm về nấu ăn.

Với những món ăn đơn giản, dễ làm, không mất nhiều thời gian nấu nướng, chỉ cần khoảng một tiếng là chị Trà đã hoàn thành xong mâm cơm chiều với đủ dinh dưỡng cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Diễn ra trong ba ngày cuối tuần qua, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.