Bữa cơm tất niên, nét đẹp trong văn hóa người Việt

Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết chính là giây phút thiêng liêng và ấm áp nhất của nhiều gia đình người Việt. Bởi đây là bữa cơm cuối cùng của năm cũ, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên để nhớ ơn những người đã khuất bóng. Bên cạnh đó, bữa cơm tất niên cũng là lúc các thành viên được cùng nhau ngồi lại chia sẻ về công việc, cuộc sống và những khó khăn.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, mâm cỗ tất niên sẽ thực hiện vào 30 Tết, hoặc 29 Tết với những năm lịch thiếu. Đây là một trong những bữa cơm mang ý nghĩa quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.

Bữa cơm chiều cuối năm cũng là lúc gia đình đoàn viên, sum họp. Cả một năm làm việc, học hành vất vả ở nơi xa, đây là lúc người ta được quay về với gia đình, cùng ăn một bữa cơm mang đậm vị Tết. Đây cũng là dịp để con cháu mời ông bà, tổ tiên về dùng bữa. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sao cho thật chỉn chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Bữa cơm chiều cuối năm cũng là lúc gia đình đoàn viên, sum họp.

Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi. Trong đó, mâm cơm cúng tất niên miền Bắc được xem là phiên bản nguyên vẹn nhất theo tập tục cũ, với những món ăn truyền thống như: bánh chưng, gà luộc, bát canh măng, nem rán, khoanh giò và một đĩa bóng xào thập cẩm…

Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi

Bữa cơm chiều 30 Tết dù ở thời kỳ nào, hay địa phương nào đi chăng nữa nhưng với mỗi người Việt vẫn luôn là bữa cơm ý nghĩa nhất trong ký ức mỗi thành viên trong gia đình. Sau bữa cơm tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng Giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hồ Nam Đồng sau khi được cải tạo đã trở thành không gian xanh - sạch - đẹp. Không chỉ là nơi thư giãn, rèn luyện thể chất lý tưởng cho mọi người, nơi đây còn là lá phổi xanh trong lành, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân trong khu vực.

Họ đến từ Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa....Từ thợ đến cai thầu đều là người ngoại tỉnh, đến Hà Nội để xây mới, sửa chữa những căn nhà.

Nhà ở dành cho công nhân do nhiều công ty đầu tư đã và đang mang lại nhiều lợi ích, giúp người lao động yên tâm gắn bó với công ty.

Vẫn là những nguyên liệu từ xưa đến nay như bột gạo, đậu xanh, đường, thêm chút vừng … những chiếc bánh rán nhỏ nhắn, vàng ruộm vẫn được nhiều người yêu thích bao năm nay.

Trong kháng chiến, Hòa Xá là nơi chuyên sản xuất, cung cấp cho quân đội màn xô chống muỗi. Ngày nay, nghề truyền thống của làng vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Không ít bạn trẻ lựa chọn lối sống độc thân. Dù có nhà, có gia đình, cha mẹ, song họ vẫn muốn thuê một căn hộ nhỏ để sống một mình.