Bùng nổ kinh doanh trang phục truyền thống ở Trung Quốc
Hán phục, trang phục thời xưa của người Hán, đã trở thành một cơn sốt văn hóa truyền thống trong giới trẻ Trung Quốc trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của mạng xã hội và thương mại điện tử.
Huyện Tào thuộc tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, đã phát triển từ một địa phương nghèo khó thành cơ sở sản xuất trang phục biểu diễn lớn nhất đất nước trong một thập kỷ qua, với việc kinh doanh Hán phục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.

Bùng nổ kinh doanh trang phục truyền thống ở Trung Quốc
Có dân số 1,3 triệu người, đây là một trong những huyện đông dân nhất tỉnh Sơn Đông. Rất nhiều người dân địa phương từng rời bỏ quê hương nghèo khó để tìm việc làm tại các thành phố lớn. Khoảng 15 năm trước, một số người nảy ra ý tưởng táo bạo là sản xuất Hán phục cho các studio ảnh và biểu diễn trên sân khấu, nhưng công việc kinh doanh không thuận lợi.
Tình hình đã thay đổi nhờ sự trỗi dậy của thương mại điện tử. Năm 2009, những nhà sản xuất Hán phục đã mở các cửa hàng trực tuyến và nhận thấy trang phục của họ bán rất chạy. Từ đó ngày càng có nhiều người dân tham gia kinh doanh Hán phục.

Bùng nổ kinh doanh trang phục truyền thống ở Trung Quốc
Chị Diêu Thí Hành - Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất Hán Phục chia sẻ: "Chúng tôi sản xuất nhiều loại Hán phục khác nhau. Chẳng hạn, có cửa hàng chuyên về váy Mã Diện, một số cửa hàng khác chuyên bán Hán phục cho trẻ em."
Hiện huyện Tào chiếm 40% doanh số bán Hán phục trên toàn quốc, với tổng doanh thu đạt 7 tỷ nhân dân tệ trong năm 2023. Ước tính địa phương này có khoảng 13.000 cửa hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, cùng hơn 180 cửa tiệm bán hàng trực tiếp.

Sự phát triển vượt bậc này cũng truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tham gia vào ngành. Vương Lan là một nhà thiết kế trẻ sinh năm 2002. Sau khi tốt nghiệp, cô chọn trở về quê hương để làm việc trong lĩnh vực thiết kế Hán phục.
Chị Vương Lan - Nhà Thiết kế Hán Phục chia sẻ: "Chúng tôi đang hướng tới việc quảng bá văn hóa truyền thống, kết hợp nhiều yếu tố văn hóa cổ truyền vào trang phục. Tôi cũng muốn đóng góp vào sự phát triển của quê hương mình."
Theo công ty nghiên cứu iMedia Research, giá trị của thị trường Hán phục ở Trung Quốc ước tính khoảng 12,5 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022 và có thể sẽ tăng lên 19,1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.


Xung đột tại Dải Gaza tiếp tục leo thang khi Israel mở rộng các cuộc không kích trên khắp khu vực này.
Theo kế hoạch, Nga và Ukraine sẽ có cuộc họp riêng với các quan chức Mỹ tại Saudi Arabia vào ngày 24/3.
Chính phủ Israel vừa thông qua đề xuất thành lập một cơ quan mới trong Bộ Quốc phòng nhằm thúc đẩy việc di dời “tự nguyện” của người dân Palestine khỏi Dải Gaza.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ “liên minh sẵn sàng hành động” do châu Âu dẫn đầu, nếu Ukraine và Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do các đám cháy rừng ở thành phố Ulsan và khu vực Đông Nam.
Khoảng 10.000 người đã xuống đường biểu tình tại Thủ đô Paris, Pháp, để phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
0