BYD nâng tầm vị thế ngành xe điện Trung Quốc như nào?

Đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành xe điện Trung Quốc là hãng sản xuất ô tô BYD. BYD đã lần đầu tiên vượt Tesla, tập đoàn vốn giữ vị trí thống trị trong ngành xe điện toàn cầu, để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới, nhờ doanh số tăng vọt trong quý 4 năm 2023. Sự thăng tiến nhanh chóng của BYD là kết quả của nỗ lực xây dựng cơ sở sản xuất ô tô điện trong suốt nhiều năm của Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế toàn cầu.

Trung Quốc khẳng định vị thế trong ngành xe điện toàn cầu 

Năm 2023 chứng kiến sự tăng tốc nhanh chóng của ngành xe điện Trung Quốc khi nước này đã lần đầu tiên vượt Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Việc Trung Quốc nhanh chóng vươn lên dẫn đầu chủ yếu là nhờ ngành công nghiệp xe điện vượt trội, chất lượng ô tô liên tục cải thiện với lợi thế về công nghệ và khả năng sử dụng tốt kỹ thuật sản xuất. Cùng với đó là mong muốn của các nhà sản xuất trong nước hướng đến tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn ở nước ngoài và bù đắp áp lực chi phí trong nước.

Năm 2023 chứng kiến sự tăng tốc nhanh chóng của ngành xe điện Trung Quốc.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết nước này đã xuất khẩu 4,42 triệu xe ô tô, trong khi đó Hiệp hội sản xuất ô tô Trung Quốc thông báo nước này xuất khẩu 4,91 triệu xe trong năm vừa qua.

Cục Hải quan Trung Quốc thậm chí đưa ra con số xuất khẩu cao hơn ở mức 5,22 triệu xe, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khoảng 30% là xe chạy hoàn toàn bằng điện.

Theo truyền thống, thị trường Mỹ cùng châu Âu thường dẫn đầu xu hướng về xe ô tô. Tuy nhiên, với kỷ nguyên xe điện, Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường tiềm năng nhất.

Cục Hải quan Trung Quốc thậm chí đưa ra con số xuất khẩu cao hơn ở mức 5,22 triệu xe.

Báo cáo mới đây của hãng nghiên cứu thị trường Canalys cho thấy, năm 2023 doanh số bán ô tô điện (EV) toàn cầu đạt 13,7 triệu chiếc, tăng 29% so với năm trước đó. Trong đó, Trung Quốc đạt 7,6 triệu chiếc, chiếm khoảng 55,5% thị trường toàn cầu. Trong khi đó, lượng tiêu thụ xe điện ở châu Âu đạt 3,2 triệu chiếc, Bắc Mỹ khoảng 1,8 triệu chiếc.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, doanh thu xe điện ở Trung Quốc chiếm 60% doanh thu tổng toàn cầu. Xếp phía sau lần lượt là khối châu Âu với 24% và Mỹ với 9%.

Không chỉ ở doanh thu, ngành sản xuất xe điện tại Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới với gần 50% tỷ trọng toàn cầu. Trong đó có rất nhiều mảng sản xuất quan trọng với xe điện như nguyên liệu sản xuất pin, công nghệ cùng cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc.

Ở thời điểm hiện tại, doanh thu xe điện ở Trung Quốc chiếm 60% doanh thu tổng toàn cầu.

Với việc duy trì đà tăng trưởng doanh số cùng triển vọng phát triển, Canalys dự báo mức tăng trưởng của thị trường xe điện toàn cầu sẽ đạt 27,1% vào năm 2024, đạt mức 17,5 triệu xe bán ra.

Giới chuyên gia của Canalys cũng cho rằng, trong năm 2024 các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện ở châu Âu sẽ gặp nhiều áp lực cạnh tranh khi các hãng xe Trung Quốc đang xem thị trường này là "miếng bánh" vô cùng béo bở.

Ông Alvin Liu, Nhà phân tích tại Canalys cho hay: "Những chiếc xe điện mới hấp dẫn đã được ra mắt vào cuối năm 2023, tạo tiền đề cho năm 2024. Lấy minh chứng tại Trung Quốc, xe điện được xem là động lực tăng trưởng cốt lõi cho thị trường xe ô tô tại nước này. Xe điện của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dự kiến chiếm 78% thị trường vào năm 2024. Các công nghệ pin mới nhất và cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ giải quyết nỗi lo về sạc pin. Sự hình thành của các hệ sinh thái sạc, chẳng hạn như Liên minh hoán đổi pin sẽ tiếp tục thúc đẩy thị phần xe điện tăng trưởng”.

BYD vươn lên từ thị trường nội địa

Đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành xe điện Trung Quốc là hãng sản xuất ô tô BYD. BYD đã lần đầu tiên vượt Tesla, tập đoàn vốn giữ vị trí thống trị trong ngành xe điện toàn cầu, để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới, nhờ doanh số tăng vọt trong quý 4 năm 2023. Sự thăng tiến nhanh chóng của BYD là kết quả của nỗ lực xây dựng cơ sở sản xuất ô tô điện trong suốt nhiều năm của Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế toàn cầu.

Tại thị trường nội địa rộng lớn, BYD đã vượt qua tập đoàn Volkswagen cùng hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới để trở thành hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc - thị trường ô tô lớn nhất thế giới trong năm 2023. Cụ thể, khoảng 2,4 triệu xe BYD đã được đăng ký mới tại Trung Quốc trong năm 2023. Kết quả này giúp BYD chiếm khoảng 11% thị phần thị trường ô tô mới bán ra tại Trung Quốc, tăng 3,2% so với năm 2022.

Đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành xe điện Trung Quốc là hãng sản xuất ô tô BYD.

Hãng xe BYD, được thành lập vào năm 1995 bởi Nhà hóa học Vương Truyền Phúc, ban đầu là nhà sản xuất pin hàng đầu. Năm 2003, công ty bước vào lĩnh vực kinh doanh ô tô và bước đầu sản xuất những chiếc ô tô giá rẻ gợi nhớ đến các mẫu xe Nhật Bản.

Chiếc xe đầu tiên của hãng là F3 - một minicar đơn giản được bán với giá chỉ 40.000 nhân dân tệ (5.850 USD). Bằng cách duy trì mức giá thấp phải chăng hơn nhiều so với các đối thủ, BYD dần chinh phục được một lượng lớn khách hàng, thậm chí lợi thế hơn hẳn Toyota và Honda.

Tờ Financial Times khẳng định một trong những lý do quan trọng nhất giúp BYD phát triển thần kỳ là việc tự chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất. BYD tự sản xuất khung xe, đèn xe, thậm chí cả chip vận hành xe, đồng thời xem việc thuê các công ty khác gia công linh kiện, phụ tùng cho mình là phương án cuối cùng.

Đặc biệt, BYD tự lực 100% sản xuất pin - linh kiện quan trọng và đắt đỏ nhất trên một chiếc xe điện. Công ty này sở hữu các hầm mỏ, nhà máy cần cho quá trình sản xuất pin và đang là nhà sản xuất pin lớn thế hai thế giới, chỉ sau CATL cũng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, BYD cũng nhận sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc. Trong hơn 10 năm qua, chính quyền trung ương và địa phương đã ban hành một loạt chính sách hỗ trợ, miễn thuế và giảm giá cho cả nhà sản xuất và người mua xe. Cùng với đó, Bắc Kinh cũng tạo nhiều thuận lợi về mặt chính sách cho các doanh nghiệp trong nước - trong đó có BYD - trong tiến trình phát triển hạ tầng và chuỗi cung ứng sản xuất xe điện, cũng như mở rộng mạng lưới dịch vụ, trạm sạc phục vụ người dân trong việc sở hữu ô tô chạy điện.

BYD vươn ra các thị trường quốc tế

BYD chưa bán xe điện tại thị trường Mỹ, nhưng đang mở rộng ra toàn cầu, trong đó có cả châu Âu và nhiều nước châu Á khác. Đó không chỉ là mẫu mã mới, công nghệ hiện đại được giới thiệu liên tục tại các hội chợ ô tô tầm cỡ thế giới mà là giá cả cạnh tranh hơn hẳn của châu Âu. Các hãng xe điện Trung Quốc trong đó có BYD không chỉ muốn đánh vào những thị trường mới nổi, mà sẵn sàng tìm đường cạnh tranh với các tên tuổi lớn ở những thị trường truyền thống là Mỹ và châu Âu.

Ngoài việc ngày càng chứng tỏ sức mạnh vượt trội tại thị trường nội địa, BYD đang hướng đến tham vọng lớn hơn tại những thị trường hàng đầu khác, như: Bắc Mỹ và châu Âu. Để làm được điều này, ông lớn Trung Quốc buộc phải tập trung vào hai đối tác quan trọng là Hungary và Mexico. Dù không phải là hai thị trường quá lớn, nhưng đây lại là cửa ngõ để giúp BYD tiếp cận châu Âu và Bắc Mỹ, thúc đẩy tham vọng khẳng định vị thế toàn cầu.

Ngoài việc ngày càng chứng tỏ sức mạnh vượt trội tại thị trường nội địa, BYD đang hướng đến tham vọng lớn hơn tại những thị trường hàng đầu khác.

Từ một quốc gia nhỏ không giáp biển với dân số ước chừng 9,6 triệu người, Hungary đang dần trở thành điểm đến quan trọng ở châu Âu của các nhà sản xuất ô tô từ những khu vực khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Với nhà máy mới, BYD hy vọng sẽ đẩy nhanh việc đưa vào thị trường châu Âu xe chở khách chạy năng lượng mới, tăng cường hơn nữa sự hiện diện toàn cầu của mình và tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh về cơ cấu năng lượng.

Bên cạnh Hungary, Mexico cũng là một quốc gia quan trọng mà BYD hướng đến nếu muốn tiếp cận với thị trường Bắc Mỹ rộng lớn. Hiện tại, ông lớn này gần như không thể tiếp cận vào thị trường xe chở khách tại Mỹ, nơi mà ô tô do Trung Quốc sản xuất phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao 27,5%.

Tuy nhiên, vấn đề sẽ có thể được giải quyết nếu nhà sản xuất ô tô này thiết lập cơ sở sản xuất và bán xe bus, ô tô tại Mexico. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc quốc gia Bắc Mỹ này là một phần của thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) vào năm 2020. Theo đó, để tránh thuế quan tại thị trường Mỹ, 75% hàm lượng phương tiện chở khách phải được sản xuất ở Bắc Mỹ.

Bên cạnh những lợi ích liên quan đến chi phí lao động và vận chuyển thấp, BYD có thể sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ Mexico do Tesla, khách hàng sử dụng pin quan trọng của công ty Trung Quốc này, đang xây dựng một cơ sở nhà máy tại đây.

Đông Nam Á là thị trường lớn thứ hai cho các công ty xe điện Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài.

Sau châu Âu, Đông Nam Á là thị trường lớn thứ hai cho các công ty xe điện Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài. Môi trường thân thiện với doanh nghiệp ở Đông Nam Á đã khuyến khích các nhà sản xuất xe năng lượng mới của Trung Quốc tăng tốc thâm nhập, biến khu vực này thành tâm điểm trong kế hoạch mở rộng ra nước ngoài của họ vào năm 2024. BYD cũng đã nắm bắt được xu thế này với việc mở các nhà máy mới ở Thái Lan trong năm ngoái và quyết định lắp ráp xe ở Indonesia.

Thị trường xe điện ở Thái Lan đang bùng nổ và thu hút sự chú ý từ nhiều công ty ô tô Trung Quốc, trong đó đứng đầu là BYD. Hãng xe Trung Quốc này đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới đại lý tại Thái Lan gấp ba lần trong vòng hai năm tới.

BYD đã tiêu thụ được 30.432 xe ở Thái Lan, chiếm gần 4% thị phần và đang đứng ở vị trí thứ sáu. Vị trí này rất có thể sẽ được cải thiện trong năm 2024 này, khi BYD chỉ kém Mitsubishi, đứng thứ năm, khoảng 2.000 xe. Tuy nhiên, trong phân khúc xe điện, BYD lại là thương hiệu dẫn đầu, khi chiếm khoảng 40% thị phần năm 2023.

Ngày 18/1, BYD đã thông báo sẽ vào thị trường Indonesia. Ba mẫu xe thuần điện đã bắt đầu nhận đặt hàng, BYD cũng sẽ đầu tư 1,3 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất xe điện ở Indonesia và dự kiến thành lập 50 cơ sở bán hàng trong năm 2024.

Phó Tổng Giám đốc BYD Motor Indonesia Eagle Zhao chia sẻ: “Indonesia là một trong những quốc gia tích cực theo đuổi xu hướng mới, bao gồm các sáng kiến để giảm phát thải bằng việc sử dụng xe điện. Chính phủ Indonesia cũng rất nhanh chóng trong việc hỗ trợ phát triển này thông qua việc ban hành quy định. Chúng tôi coi đây là điều tích cực với sự đổi mới công nghệ của chúng tôi, vì vậy BYD muốn đóng góp vào việc phát triển hành vi của mọi người như một phần của hệ sinh thái năng lượng mới.”

Ngoài ra, BYD đang có kế hoạch tăng gần gấp đôi doanh số bán hàng ở Singapore và Philippines khi hãng này đặt mục tiêu mở rộng mạnh mẽ tại ASEAN sau khi chính thức ra mắt tại thị trường Indonesia gần đây.

Bước sang năm 2024, doanh số bán xe của BYD dự kiến tiếp tục tăng trưởng.

Trung Đông cũng là thị trường mà BYD muốn mở rộng khi hãng xe này đang phát triển đầu tư vào Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới Ả Rập.

BYD hiện đang có mặt tại Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á, châu Đại Dương và châu Âu. Nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế này giới gần đây cũng chia sẻ tại sự kiện ra mắt hệ thống xe hơi thông minh mới rằng công ty sẽ đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) vào phát triển ô tô thông minh. Họ kỳ vọng các phương tiện thông minh sử dụng năng lượng mới sẽ là chiến trường tiếp theo trong ngành công nghiệp xe điện.

Bước sang năm 2024, doanh số bán xe của BYD dự kiến tiếp tục tăng trưởng, khi hãng xe này sẽ tung ra thị trường các mẫu xe mới. Bên cạnh đó, BYD cũng đã "sắm" tàu chở hàng riêng có thể vận chuyển 7.000 xe cùng một lúc. Sự hiện diện của xe điện giá rẻ của Trung Quốc trong đó có BYD đã tạo động lực mới cho các nỗ lực hiện nay của các nhà sản xuất ô tô châu Âu trong việc sản xuất các mẫu xe có giá phải chăng hơn. Giá xe điện được dự báo sẽ giảm ngay trong năm 2024, nhờ đó, người tiêu dùng trên toàn cầu sẽ có cơ hội tiếp cận và sở hữu loại phương tiện không khí thải này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.