Cả nước có gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa tổ chức Hội thảo “65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá" tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, lịch sử, chuyên gia trong lĩnh vực di sản, văn hoá Việt Nam.
Kể từ khi Sắc lệnh số 65 về bảo vệ di sản văn hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá đạt rất nhiều thành tựu rực rỡ và dấu ấn quốc tế.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh, gồm 8 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 16 di sản văn hóa phi vật thể và 10 di sản tư liệu Ký ức Thế giới, 138 di tích quốc gia đặc biệt. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Luật Di sản văn hóa vừa được Quốc hội thông qua, nên các nhà khoa học tập trung bàn về nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về di sản văn hóa, đặc biệt là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tiếp tục đạt nhiều thảnh quả tự hào.
Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.
Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.
Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.
0