Cả nước có khoảng 13.000 thanh thiếu niên phạm tội mỗi năm

Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13.000 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ gây án dưới 14 tuổi là 5,2%; từ 14 đến 16 tuổi là 24,5% và từ 16 đến 18 tuổi chiếm hơn 70%.

Tội phạm vị thành niên không chỉ có dấu hiệu gia tăng về số lượng mà mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động.

Đây là lần thứ hai, Lê Tiến Đạt - Xã Thụy Hương, Huyện Chương Mỹ bị bắt vì tội cướp tài sản khi Đạt mới 16 tuổi. Sự háo thắng, hơn thua ở lứa tuổi học sinh đã khiến những thanh thiếu niên quên mất ranh giới của pháp luật.

17 tuổi, Phạm Tiến Thành sẵn sàng “xông pha” đi trả thù giúp bạn. Khi bạn bỏ về trước, em vẫn ở lại dùng đao chém hai phát vào đối phương. Hiện tại, Thành đang bị công an huyện Ba Vì bắt giữ.

Khoảng 13.000 thanh thiếu niên phạm tội mỗi năm

Còn với bốn đối tượng liên quan đến vụ cướp hai xe máy tại huyện Thường Tín vừa bị bắt giữ, ba trong số này chỉ mới 17 tuổi, một người còn lại 18 tuổi.

Một số vụ việc thanh thiếu niên vi phạm pháp luật mang tính chất nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây đã và đang là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em.

Từ những câu chuyện trên, có thể thấy để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa, trước tiên cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân.

Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống; kiểm soát được các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, sai trái.

Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường, phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường với gia đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.