Các cường quốc Đông Bắc Á tìm cách hợp tác kinh tế

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Những thách thức địa chính trị

Việc nối lại cuộc gặp giữa lãnh đạo ba nước Hàn - Trung  - Nhật trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Seoul ngày 26 - 27/5 rất có ý nghĩa, khẳng định mong muốn tập trung vào đối thoại, hợp tác và tìm lối đi trong bối cảnh bối cảnh khu vực và thế giới nhiều bất ổn.

Tạp chí nghiên cứu châu Á có bài viết đánh giá rằng Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 này ở Seoul thu hút sự quan tâm hơn do diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy nhanh việc thiết lập “cấu trúc an ninh kiểu mắt lưới”, tích cực sử dụng các liên minh để đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Washington đã tăng cường hoạt động cùng lúc với nhiều nước trong các liên minh an ninh do Mỹ dẫn dắt.

Washington đã tăng cường hoạt động cùng lúc với nhiều nước trong các liên minh an ninh do Mỹ dẫn dắt như Hàn - Mỹ - Nhật, Mỹ - Nhật - Philippines, cơ chế AUKUS (liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh và Australia) và QUAD (hợp tác an ninh giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) nhằm gia tăng áp lực với Trung Quốc.

Trong hệ thống lưới an ninh này, Hàn Quốc nổi lên như một mắt xích quan trọng và đang bày tỏ ý định tham gia AUKUS.

Hàn Quốc nổi lên như một mắt xích quan trọng và đang bày tỏ ý định tham gia AUKUS.

AUKUS có hai trụ cột chính. Trụ cột thứ nhất là chia sẻ năng lực hạt nhân cho Australia bằng cách cung cấp các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trụ cột thứ hai là hợp tác phát triển “các năng lực quốc phòng tân tiến” liên quan tới 8 lĩnh vực, gồm: các năng lực dưới biển, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo (AI), các năng lực mạng tân tiến, năng lực vũ khí siêu thanh cũng như chống vũ khí siêu thanh, tác chiến điện tử, đổi mới sáng tạo và chia sẻ thông tin.

Hàn Quốc có thể sẽ tham gia trụ cột thứ hai.

Chính phủ của chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của AUKUS nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Ngoài ra, chúng tôi hoan nghênh việc các thành viên AUKUS đang xem xét Hàn Quốc là đối tác bổ sung cho các hoạt động trụ cột thứ hai của AUKUS.

Tôi mong muốn được chứng kiến năng lực quốc phòng, khoa học và công nghệ của chúng tôi đóng góp vào sự phát triển của nhóm AUKUS và hòa bình khu vực. Chúng tôi đã tham vấn về hợp tác song phương chung trong cuộc họp hôm nay và chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với nhóm AUKUS về việc mở rộng hợp tác trụ cột hai.

Ông Shin Won-sik - Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc.

Việc Tokyo và Seoul xích lại gần Mỹ hơn đã khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng. Mối quan hệ của ba nước bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ. Tình hình hiện nay đòi hỏi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phải tiến hành đối thoại thường xuyên và thành lập nhóm công tác để giải quyết những thách thức do rủi ro địa chính trị tạo ra và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hội nghị thượng đỉnh lần này được đánh giá là một bước ngoặt trong việc khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác giữa ba nước Hàn - Trung - Nhật.

Hội nghị thượng đỉnh lần này được đánh giá là một bước ngoặt trong việc khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác giữa ba nước Hàn - Trung - Nhật.

Trọng tâm kinh tế

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đại diện cho ba quốc gia tham dự cuộc gặp cấp cao ba bên, hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ba bên và các sự kiện khác.

Hợp tác và đoàn kết giữa các quốc gia là chìa khóa để giải quyết những thách thức lớn đang đặt ra cho khu vực và thế giới, bao gồm xu hướng bảo hộ, xung đột vũ trang, tái cơ cấu chuỗi cung ứng và biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh toàn cầu và khu vực ngày càng phát triển với sự bất ổn về kinh tế và biến động địa chính trị, mạng lưới hợp tác ba bên ở Đông Bắc Á vốn đang bị đình trệ càng trở nên cần thiết hơn. Quan hệ ba bên đã phải đối mặt với những biến động, nhưng những tương tác cấp cao gần đây cho thấy bộ ba đang nỗ lực khắc phục những vấn đề này.

Là những nền kinh tế lớn ở châu Á, theo dữ liệu mới nhất, bộ ba Hàn - Trung - Nhật chiếm 20% dân số toàn cầu.

Theo giới phân tích, tại hội nghị ba bên lần này, ba nước sẽ thống nhất quan điểm nối lại đàm phán, trước mắt bắt đầu từ những vấn đề ít gai góc, đề cập đến các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa hơn là chính trị và ngoại giao, nên quân sự, đối ngoại và an ninh không được đưa vào chương trình nghị sự. Do đó, hợp tác kinh tế sẽ là trọng tâm của cuộc gặp này và đây cũng là điểm mấu chốt đưa ba nước xích lại gần nhau khi kim ngạch trao đổi thương mại chiếm tỷ trọng cao so với các nước khác.

Là những nền kinh tế lớn ở châu Á, theo dữ liệu mới nhất, bộ ba Hàn - Trung - Nhật chiếm 20% dân số toàn cầu, 23,4% GDP thế giới và 18,7% thương mại thế giới tính đến năm 2022. Với sức mạnh kinh tế đang ngày càng tăng của châu Á, sự hợp tác trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) không chỉ thúc đẩy sự gắn kết kinh tế ở châu Á mà còn giúp khu vực đóng vai trò như một động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu.

Ba nước đã đạt được tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại tự do và toàn cầu hóa.

Ba nước đã đạt được tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại tự do và toàn cầu hóa, cần hợp tác chặt chẽ để bảo vệ thương mại tự do và các hệ thống thương mại đa phương trong một thế giới nơi trật tự thương mại tự do đang bị đe dọa.

Bằng cách cam kết đối thoại và hợp tác thường xuyên, bộ ba có thể giải quyết những thách thức chung và tận dụng sức mạnh tập thể của họ để cùng có lợi.

Tôi rất vui vì chúng tôi tiếp tục liên lạc chặt chẽ thông qua các trao đổi và điện đàm. Dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa các nhà lãnh đạo, chúng ta hãy tiếp tục hoạt động ngoại giao con thoi trong tương lai.

Ông Fumio Kishida - Thủ tướng Nhật Bản.

Nhờ sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế và chính trị từ Tây sang Đông từ những năm 1990, quan hệ thương mại phát triển nhanh chóng giữa ba bên đã tạo điều kiện hình thành mạng lưới sản xuất chặt chẽ Đông Á, là một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Nhờ sự phân công lao động, thương mại nội ngành ngày càng trở nên phổ biến giữa ba nước. Nếu Trung Quốc có lợi thế về chế biến, chế tạo, thì Nhật Bản và Hàn Quốc có lợi thế ở lĩnh vực máy móc, nguyên liệu chủ lực.

Vào năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 706 tỷ USD,

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội để cải thiện hơn nữa trong hợp tác Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc. Tỷ lệ thương mại nội khối giữa ba bên không cao mặc dù ba bên có quan hệ kinh tế chặt chẽ. Chẳng hạn, vào năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 706 tỷ USD, thấp hơn so với khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN (911 tỷ USD).

Các cơ chế đối thoại cấp cao Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc đã đóng vai trò là nền tảng quan trọng để ba bên cải thiện hợp tác ba bên thực tế. Việc nối lại các cuộc đàm phán ba bên sẽ gửi “một thông điệp mạnh mẽ” rằng ba nước cam kết giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp ngoại giao.

Hợp tác chuỗi cung ứng

Các học giả cho rằng việc tăng cường sự ổn định của chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường và tăng cường đầu tư vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự năm nay nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và phục hồi kinh tế khu vực.

Ông Hwang Jae-ho, Giám đốc Viện Hợp tác và Chiến lược toàn cầu có trụ sở tại Seoul, cho biết sự chú ý cũng tập trung vào việc đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc và tăng cường hợp tác về chuỗi cung ứng.

Việc tăng cường sự ổn định của chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường và tăng cường đầu tư vẫn là ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và phục hồi kinh tế khu vực.

Đối với lĩnh vực bán dẫn, bất chấp áp lực từ Mỹ, chuỗi công nghiệp của Trung Quốc vẫn tiếp tục mang lại lợi ích cho các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù sự cạnh tranh giữa ba nước vẫn diễn ra liên tục nhưng tiềm năng hợp tác ngày càng trở nên quan trọng vì mỗi nước đều có những thế mạnh riêng.

Các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao Trung Quốc thường xuyên lên án Mỹ và các đồng minh về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhắm vào ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao Trung Quốc thường xuyên lên án Mỹ và các đồng minh về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhắm vào ngành công nghiệp bán dẫn của nước này. Kể từ năm 2021, các công ty và tổ chức nhà nước Trung Quốc ngày càng khó tiếp cận các chip tiên tiến nhất thế giới, nhiều sản phẩm trong số đó được sản xuất bởi những gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc như Samsung và SK Hynix.

Hàn Quốc và Nhật Bản quyết định triển khai các cơ chế tham vấn mới về hợp tác nguồn lực. Cơ chế này sẽ được ra mắt vào giữa tháng sáu. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ cho phép chúng tôi hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi và thúc đẩy ổn định chuỗi cung ứng.

Ông Kim Tae-hyo - Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp Chủ tịch Samsung Jay Y. Lee vào Chủ nhật, trước khi hội nghị thượng đỉnh ba bên diễn ra.

Samsung Electronics đã đầu tư 24 tỷ USD vào thị trường Trung Quốc trong 6 năm qua. Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung, trong đó Mỹ điều hướng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các chip tiên tiến.

Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư và kinh doanh tại Trung Quốc cũng như kêu gọi Bắc Kinh và Seoul hợp tác để duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng công nghiệp.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cũng đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào hôm 26/5. Trước đó, vào năm 2023, tại cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản tại San Francisco, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược và cùng có lợi giữa Trung Quốc và Nhật Bản.  Thủ tướng Lý Cường hy vọng Nhật Bản sẽ giữ đúng các cam kết của mình, xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến lịch sử, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để xây dựng mối quan hệ Trung - Nhật mang tính xây dựng và ổn định, phù hợp với nhu cầu của thời đại mới.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Ông Lý Cường kêu gọi Nhật Bản nghiêm túc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình liên quan đến việc xả nước thải nhiễm hạt nhân từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, cho rằng việc xả nước thải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Ông Kishida cho biết mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc mang tính xây dựng và ổn định không chỉ có lợi cho hai nước mà còn cho cả thế giới. Ông cho biết Nhật Bản sẵn sàng duy trì và tăng cường động lực hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược và cùng có lợi giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Tại cuộc gặp song phương bên lề, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã nhất trí khởi động một cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh cũng như nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do. Phía Trung Quốc cho rằng hai nước cần phản đối việc biến các vấn đề kinh tế và thương mại thành các vấn đề chính trị hoặc an ninh và nên nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng ổn định.

Tại hội nghị thượng đỉnh ba bên lần này, ba nhà lãnh đạo đã thông qua tuyên bố chung về sáu lĩnh vực bao gồm kinh tế và thương mại, khoa học và công nghệ, giao lưu nhân dân, sức khỏe và dân số già. Hội nghị thượng đỉnh có thể không mang lại bước đột phá lớn về các vấn đề nhạy cảm, gai góc nhưng đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực hợp tác thực tế.

Chính phủ Hàn Quốc đánh giá Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một bước ngoặt trong việc khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác giữa ba nước Hàn - Trung - Nhật.

Một số chuyên gia cho rằng, rất khó để ngay lập tức đạt được những kết quả thực chất, nhưng việc tổ chức được cuộc gặp này có ý nghĩa không nhỏ bởi điều này vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu và không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ trước khi Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine diễn ra tại Thuỵ Sĩ, các nhà phân tích đã dự đoán rằng hội nghị này dường như không đạt được các mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện tham dự và việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy, khi không có sự tham gia của Nga.

Sau gần 25 năm cầm quyền, Tổng thống Vladimir Putin đã cho thấy tài năng của một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất lịch sử nước Nga. Ông đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa đất nước từ chỗ đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở lại thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo nhiều khả năng năm 2024 sẽ là một năm nắng nóng kỷ lục tiếp theo, phá vỡ kỷ lục về nắng nóng của năm 2023.

Tình trạng đầu cơ bất động sản đã và đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường mà còn khiến người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine tổ chức tại Thụy Sỹ đang có nguy cơ thất bại khi không có sự tham gia của nguyên thủ một số nước quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Sau khi thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm, gây choáng váng cho cả chính trường Pháp và châu Âu.