Các đặc điểm chính của La Niña

La Niña có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, và sự xuất hiện của nó thường được dự báo trước bởi các cơ quan khí tượng thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu nhiệt độ biển và các yếu tố khí hậu khác.

Nhiệt độ bề mặt biển thường giảm từ 0.5°C trở lên so với mức trung bình. Bên cạnh đó, gió mậu dịch thổi mạnh hơn bình thường từ đông sang tây qua Thái Bình Dương. Ngoài ra, còn khiến thời tiết lạnh hơn và ẩm ướt hơn ở các khu vực Đông Nam Á, Úc, và Nam Mỹ. Hạn hán ở Tây Nam Hoa Kỳ và các vùng phía nam của Nam Mỹ.

Tại các khu vực như Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc và phần phía bắc của Nam Mỹ sẽ có mưa lớn và lũ lụt. Còn ở các khu vực như Tây Nam Hoa Kỳ và phần phía nam của Nam Mỹ lại có hạn hán. Sự thay đổi về nhiệt độ biển và dòng chảy hải lưu ảnh hưởng đến sự phân bố của cá và các loài sinh vật biển khác.

La Niña có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, ảnh hưởng đến thời tiết toàn cầu.

Riêng với Việt Nam, sự xuất hiện của La Niña có thể khiến bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện nhiều hơn. Miền Trung và miền Nam nước ta sẽ đối mặt với mưa lớn và lũ lụt thường xuyên hơn.

Các đợt La Nina điển hình có thể kể đến đã xảy ra vào năm 1998-2000, 2007-2008, 2010-2011 và 2020-2022. Trong đó, đợt rét đậm, rét hại 38 ngày vào tháng 1-2/2008 đã làm 180.000 ha lúa, gần 110.000 vật nuôi bị chết, thiệt hại ước tính 400 tỷ đồng

Thời kỳ La Nina 2020-2022 cũng ghi nhận nhiều thiệt hại. Trong đó, năm 2020 cả nước có 16/22 loại hình thiên tai, với 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 120 trận lũ quét, sạt lở đất, 265 trận giông, lốc, sét... làm 357 người chết và mất tích, tổng thiệt hại trên 39.960 tỷ đồng.

Riêng thiên tai năm 2022 ở nước ta đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại kinh tế gần 19.500 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chiều dài lịch sử của Thủ đô, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.