Các điểm nóng du lịch ở châu Âu tìm cách giảm khách

Số lượng du khách tăng vọt, đông đúc tại các thành phố ở châu Âu đã khiến khu vực này phải thúc đẩy các biện pháp kiểm soát du lịch, chẳng hạn như điểm du lịch nổi tiếng Venice thêm phí vào cửa mới.

Venice, Italy, là một trong những điểm du lịch hàng đầu thế giới, với 3,2 triệu du khách đã nghỉ qua đêm vào năm 2022. Hiện nay nơi đây đang cố gắng để thu hẹp số người cư trú xuống còn 50.000 người.

Từ ngày 25/4, Venice bắt đầu tính phí vào cửa cho những du khách ghé thăm trong ngày với mức giá 5 euro. Các thanh tra viên sẽ tiến hành giám sát và kiểm tra tại các điểm quan trọng ở nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới này.

Paris, thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2024, yêu cầu khách nộp 14,95 euro mỗi đêm. Berlin, Brussels, Lisbon, Praha và Vienna cũng nằm trong số các thành phố châu Âu đặt ra mức thuế du lịch riêng, khoản thuế này thường được cộng vào hóa đơn khi khách trả phòng, nhưng không có thành phố nào cao như ở Amsterdam, nơi yêu cầu 7% chi phí chỗ ở của du khách cộng với mức giá cố định ba euro mỗi người mỗi đêm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục An ninh Ukraine (SBU) ngày 24/11 cho biết đã nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.

Hoạt động trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng tốc khi các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chính quyền mới sắp tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với thách thức kép.

Quân đội Ukraine tuyên bố trên Telegram đã phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga ở Kursk.

Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.

Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.

Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.