Các loại pin đang được sử dụng phổ biến cho xe điện

Ô tô điện đang dần trở thành lựa chọn phổ biến, thay thế cho các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch nhưng bộ phận quan trọng nhất của xe điện là pin lại ít được quan tâm.

Tổng hợp một số loại pin đang được sử dụng phổ biến trên xe ô tô điện hiện nay:

Pin lithium-ion

Pin lithium-ion hiện đang là công nghệ chủ đạo trong việc cung cấp năng lượng cho xe điện hiện nay với những ưu điểm vượt trội về hiệu suất và khả năng lưu trữ năng lượng. Nhờ mật độ năng lượng cao, pin lithium-ion có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn trên mỗi đơn vị khối lượng, cho phép xe điện đạt được quãng đường dài hơn chỉ với một lần sạc.

Thêm vào đó, pin lithium-ion có thể cung cấp một lượng lớn năng lượng ngay lập tức, rất phù hợp với yêu cầu của các phương tiện cần tăng tốc nhanh chóng và duy trì hiệu suất cao trong mọi mức dung lượng pin.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, pin lithium-ion cũng có một số nhược điểm như chi phí sản xuất, tuổi thọ của pin. Ngoài ra, vấn đề an toàn cũng là một mối lo ngại vì pin lithium-ion có nguy cơ gây cháy nổ nếu không được quản lý nhiệt độ và điều kiện sử dụng đúng cách.

Pin có nguy cơ gây cháy nổ.

Pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu hay còn gọi là fuel cell, một công nghệ tiên tiến được sử dụng trong một số loại xe điện hiện nay. Pin nhiên liệu hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng hóa học từ nhiên liệu (thường là hydro) thành điện năng thông qua một phản ứng điện hóa.

Pin nhiên liệu tạo ra điện năng liên tục miễn là có nguồn cung cấp nhiên liệu, mang lại lợi thế vượt trội về thời gian sạc nhanh và phạm vi hoạt động dài hơn so với pin lithium-ion.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của pin nhiên liệu là tính thân thiện với môi trường. Khi hoạt động, pin nhiên liệu chỉ thải ra nước và nhiệt, không phát thải các khí nhà kính như CO2.

Dù vậy, pin nhiên liệu cũng gặp phải nhiều nhược điểm lớn. Trước tiên là chi phí sản xuất cao do cần sử dụng các vật liệu quý hiếm như platinum để làm chất xúc tác trong quá trình phản ứng. Thứ hai, cơ sở hạ tầng cung cấp hydro hiện vẫn còn hạn chế, điều này làm cho việc triển khai rộng rãi các xe sử dụng pin nhiên liệu gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, việc lưu trữ và vận chuyển hydro cũng đòi hỏi các biện pháp an toàn nghiêm ngặt, do hydro là một chất dễ cháy và nổ.

Pin nhiên liệu hay còn gọi là fuel cell, một công nghệ tiên tiến được sử dụng trong một số loại xe điện hiện nay.

Pin Nickel-Metal Hydride

Pin Nickel-Metal Hydride (NiMH) là một trong những loại pin được sử dụng phổ biến trong xe điện, đặc biệt là các dòng xe hybrid. Công nghệ này đã có từ nhiều thập kỷ trước và được đánh giá cao nhờ tính ổn định và khả năng lưu trữ năng lượng tốt.

Một trong những ưu điểm chính của pin NiMH là khả năng cung cấp dòng điện mạnh, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn từ động cơ điện trong thời gian ngắn. So với pin lithium-ion, pin NiMH ít có nguy cơ cháy nổ hơn và không cần các hệ thống quản lý nhiệt phức tạp. Chúng cũng có thể chịu được một số điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn mà không bị giảm hiệu suất.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của loại pin này là chúng không thể lưu trữ nhiều năng lượng trong cùng một kích thước hoặc khối lượng pin. Điều này làm cho xe sử dụng pin NiMH thường có phạm vi hoạt động ngắn hơn hoặc yêu cầu nhiều không gian hơn để lắp đặt pin.

Pin Blade

Pin Blade là loại pin LFP có chi phí thấp hơn pin Lithium Ion thông thường nhưng mang lại độ an toàn cao hơn. Dựa trên các thông số kỹ thuật, pin Blade có thể chịu được hầu hết các tác động có thể khiến cho pin lithium ion phát nổ, như dập gãy, bị dị vật đâm thủng hoặc bị sạc quá công suất.

Pin Blade.

Pin Blade, với cấu trúc đặc biệt, quá trình hoạt động sẽ phóng nhiệt chậm do đó có thể tạo ra nguồn năng lượng ổn định và khó tạo ra phản ứng cháy.

Tuy pin Blade được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu suất, nhưng như mọi công nghệ khác, nó vẫn còn những hạn chế như mật độ năng lượng thấp, tốc độ sạc chậm hơn so với các loại pin khác, đặc biệt là khi sạc nhanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.