Các nhà lãnh đạo thế giới phát biểu tại Hội nghị COP29

Các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc, COP29 tại Baku, Azerbaigian.

Phó Tổng thống Iran Shina Ansari bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ đoàn kết, trao đổi kiến thức, chuyển giao công nghệ và tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính mà không phân biệt đối xử và dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt đơn phương đối với các quốc gia, đặc biệt là Cộng hòa Hồi giáo Iran. Bà cũng nhấn mạnh thực tế rằng, tình hình khí hậu hiện tại của thế giới là kết quả của các chính sách công nghiệp của một số ít quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải gánh chịu hậu quả. Bà kêu gọi tránh các tiêu chuẩn kép để hành động có ý nghĩa vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Anh Keir Starmer đã kêu gọi các quốc gia cùng Vương quốc Anh đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầy tham vọng. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh COP29, ông Starmer cũng nhắc lại mục tiêu mới công bố của Anh là cắt giảm 81% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035. Ông Starmer cũng cho biết, tài chính công nên là đòn bẩy kích thích đầu tư tư nhân và cải cách các tổ chức tài chính quốc tế với mục tiêu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nhấn mạnh, EU nói riêng và toàn cầu nói chung cần nhiều nguồn lực hơn để chuẩn bị, phản ứng kịp thời nhằm cứu sống và bảo vệ sinh kế của người dân, đồng thời hỗ trợ cộng đồng phục hồi sau thảm họa. Hy Lạp đã tăng gấp đôi sản lượng năng lượng tái tạo từ năm 2014, chiếm khoảng 50% sản lượng điện quốc gia và cam kết đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2028. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn gặp khó khăn trong việc khắc phục hậu quả do lũ lụt và cháy rừng mà các nhà khoa học cho là hệ lụy của biến đổi khí hậu.

Hàng trăm quốc gia đang tham gia Hội nghị thượng đỉnh sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tới, tập trung vào việc huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và hạn chế thiệt hại về khí hậu do khí thải carbon gây ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ một ngày sau khi chính quyền Bashar Al Assad bị lật đổ, Thủ tướng Mohammed al-Jalali đã đồng ý trao quyền lực cho "chính phủ cứu nguy" do lực lượng đối lập lãnh đạo. Một số nhà phân tích cho rằng việc chấm dứt nội chiến sẽ mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho người dân Syria, tuy nhiên, trước mắt chính quyền mới của Syria sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.

Căng thẳng dọc biên giới Israel và Syria đã bất ngờ thu hút chú ý của dư luận quốc tế, khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ tiếp tục kiểm soát Cao nguyên Golan, khu vực lãnh thổ được Liên hợp quốc xác định là thuộc về Syria.

Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dẫn các nguồn tin cho biết lực lượng Hamas đã nhất trí về nguyên tắc với đề xuất của Ai Cập liên quan một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza trong tối đa 30 ngày và phóng thích một số con tin Israel.

Cộng hòa Haiti vừa trải qua một trong những vụ thảm sát liên quan đến băng đảng đẫm máu nhất trong lịch sử, khiến khoảng 184 người, chủ yếu là người cao tuổi thiệt mạng. Sự kiện gây chấn động không chỉ đối với người dân Haiti mà cả cộng đồng quốc tế.

Quốc hội Hàn Quốc hôm nay đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết “bắt giữ khẩn cấp” Tổng thống Yoon Suk-yeol và 7 quan chức cấp cao khác liên quan sự kiện thiết quân luật hôm 3/12.

Trong vòng chưa đầy hai tuần sau khi lực lượng đối lập mở lại các cuộc tấn công quy mô lớn, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sụp đổ chóng vánh.