Các nước Baltic ngắt kết nối lưới điện với Nga

Ba quốc gia vùng Baltic: Estonia, Latvia và Litva đang chuẩn bị ngắt kết nối với lưới điện Nga vào ngày 8/2, đánh dấu sự chấm dứt quan hệ năng lượng kéo dài từ những năm 1950.

Kể từ năm 2018, Baltic đã đầu tư gần 1,6 tỷ euro, chủ yếu từ quỹ EU, để nâng cấp hệ thống điện nhằm chuẩn bị cho bước đi này. Tuy nhiên, việc tách khỏi Nga sẽ khiến khu vực này phụ thuộc nhiều hơn vào ba đường dây dưới biển kết nối với Thụy Điển và Phần Lan. Quyết định cắt đứt mối liên hệ năng lượng với Nga được đẩy nhanh sau một loạt vụ gián đoạn cáp điện, đường truyền viễn thông và đường ống dẫn khí trong khu vực, sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics cho biết, nếu đường dây điện dưới biển bị gián đoạn thêm, khu vực này sẽ không mất điện hoàn toàn nhưng có thể gặp khó khăn về nguồn cung. Trong trường hợp cả hai đường dây dưới biển còn lại bị hư hại, các nước Baltic có thể buộc phải khởi động lại các nhà máy điện sử dụng khí đốt và dầu đá phiến đã ngừng hoạt động nhiều năm, điều này có thể đẩy giá điện lên mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Nhằm tăng cường an ninh năng lượng, Ba Lan và các nước Baltic đã triển khai lực lượng hải quân, cảnh sát đặc nhiệm, tàu tuần tra và trực thăng để bảo vệ hệ thống hạ tầng. NATO cũng đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực biển Baltic với tàu hộ vệ, máy bay và thiết bị bay không người lái nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng.

Ba nước này sẽ đồng bộ hóa hệ thống điện với lưới điện Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 9/2, nếu các thử nghiệm cuối cùng diễn ra suôn sẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc từ bỏ vai trò lãnh đạo quân sự của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một động thái có thể thay đổi cấu trúc chỉ huy quân sự của khối này.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả Rập, Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, đã bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại Gaza, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn, tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ.

Quân đội Nga đã phải bắn hạ các máy bay không người lái của chính mình theo mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Các hệ thống phóng lựu nhiệt áp hạng nặng TOS-1A Solntsepyok của Nga đã tấn công các vị trí được cho là của Ukraine tại một địa điểm không được tiết lộ trên chiến tuyến ngày 18/3.

Lãnh đạo Mỹ - Nga đã thảo luận về một lệnh ngừng bắn nhỏ trong cuộc điện đàm, nhưng chưa thể nhất trí về thỏa thuận chấm dứt chiến sự Ukraine.

Một thẩm phán liên bang Mỹ vừa ra phán quyết ngăn chặn việc đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), yêu cầu khôi phục quyền truy cập cho hàng nghìn nhân viên bị ảnh hưởng.