Các thương vụ M&A đáng chú ý trong năm 2024

Trong năm 2024, thị trường M&A tại Việt Nam chứng kiến sự nhộn nhịp trở lại của các thương vụ M&A, không chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn quốc tế mà còn chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước.

Sự gia tăng số lượng các thương vụ được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu tái cấu trúc, mở rộng thị phần và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Điều này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam trở thành thị trường mua bán sáp nhập có sự tăng trưởng hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của Keppel với 25 dự án và tổng vốn đăng ký khoảng 3,8 tỷ USD. Gần đây, một công ty con của Keppel đã ký thỏa thuận mua 70% cổ phần của Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc gia ADG (ADG), có trụ sở tại Việt Nam.

Một xu hướng đáng chú ý trong hoạt động M&A hiện nay là sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước. Không chỉ là đối tượng bị thâu tóm, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác và sáp nhập trên thị trường. Đặc biệt đối với doanh nghiệp cần gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động.

Xét về cơ cấu, hoạt động giao dịch M&A 9 tháng của năm 2024 chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực bất động sản chiếm 53%, tiêu dùng thiết yếu chiếm 14%, và công nghiệp chiếm 21%. Ba lĩnh vực này chiếm tổng cộng 88% giá trị giao dịch và nằm trong top những thương vụ M&A lớn nhất. Các chuyên gia kinh tế dự báo, trong 2025 hoạt động M&A sẽ có sự mở rộng thêm nhiều lĩnh vực mới.

Đặc biệt, các ưu đãi thuế, cải cách quy định kinh doanh và hỗ trợ chiến lược cho các ngành có tốc độ tăng trưởng cao sẽ định vị Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho dòng vốn xuyên biên giới. Kết hợp với trọng tâm phát triển hạ tầng và số hóa, các yếu tố này có thể tạo động lực lớn thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam và trở thành điểm sáng của ngành tại Đông Nam Á.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch FED chi nhánh St. Louis, ông Alberto Musalem, vừa cảnh báo về quyết định giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tháng 12. Ông cho rằng quyết định này có thể đầy rủi ro khi bối cảnh kinh tế hiện tại đã có những thay đổi so với khi FED bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Liên tục trong 5 phiên gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã rút khoảng 52.596 tỷ đồng khỏi thị trường liên ngân hàng, khi các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và tăng phát hành tín phiếu.

Cổ phiếu AAV của Công ty cổ phần AAV bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 10/04/2024, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 là số âm.

Theo các chuyên gia, nhu cầu tín dụng tăng trong năm nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lãi suất, với dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong vòng 6-12 tháng tới và lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo.

Ngành kho bạc đẩy nhanh tiến độ giải ngân để góp phần hoàn thành mục tiêu Thủ tướng chính phủ giao đầu tư công giải ngân được 95% trong năm 2024. Đây là thông tin được lãnh đạo Kho bạc Nhà nước đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề diễn ra mới đây.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với nhiều điểm mới đáng chú ý. Do mức phạt tăng nặng, đánh vào ví tiền của người dân nên không có gì là khó hiểu khi tại các ngã tư, điểm chờ đèn ở nhiều tuyến phố dần ngăn nắp, trật tự.