Các tỉnh ven biển đồng loạt cấm biển

Để ứng phó với cơn bão số 3 đang tiến sát vào nước ta, các địa phương đồng loạt lên kế hoạch chống bão.

Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, từ ngày hôm nay 6/9, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An sẽ cấm biển; riêng Ninh Bình cấm biển từ hôm qua (5/9). Hiện 3 hồ thủy điện lớn ở miền Bắc gồm: hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Tuyên Quang đã cho xả đáy để ứng phó bão.

Cũng trong ngày hôm nay, một loạt các địa phương đã ra lệnh cấm biển và yêu cầu người dân không nên ra khỏi nhà trong thời gian mưa bão.

Tại Hải Phòng, Chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị chủ động phương án đưa người ra khỏi khu chung cư cũ và đến ở tại các trường học do địa phương trưng dụng để phòng chống bão. Việc di dân sẽ triển khai từ trưa nay, 6/9. Vào ngày thứ Bảy, toàn bộ học sinh trên địa bàn thành phố sẽ nghỉ học.

Tính đến 14h30 chiều qua 5/9, các địa bàn xung yếu ở Hải Phòng gồm: huyện Bạch Long Vỹ, Cát Hải, quận Đồ Sơn và các địa phương khác đã huy động lực lượng để triển khai các phương án đưa tàu thuyền neo đậu an toàn, chằng chống nhà cửa. Hiện trên địa bàn huyện Cát Hải còn hơn 2.000 khách du lịch, tại quận Đồ Sơn có 200 du khách.

Tỉnh Thái Bình đã ban hành lệnh cấm biển, trong đó nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi.
Tỉnh Thái Bình đã ban hành lệnh cấm biển, trong đó nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi.

Tỉnh Thái Bình đã ban hành lệnh cấm biển, trong đó nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi, dừng các hoạt động khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các hoạt động khác ở khu vực cửa sông, ven biển và ngoài khơi từ 5 giờ sáng nay 6/9.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu di dời các hộ dân sống trong nhà yếu, khu vực nguy hiểm, lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy, hải sản các vùng bãi thấp ven sông, ven biển vào nơi an toàn; đóng các cửa khẩu, băng két qua đê biển, đê cửa sông phải hoàn thành trước 18 giờ ngày 6/9; các cấp, ngành hoãn họp để tập trung cho công tác phòng, chống bão; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

Tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án ứng phó với phương châm 4 tại chỗ.
Tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án ứng phó với phương châm “4 tại chỗ".

Tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án ứng phó siêu bão số 3 với phương châm “4 tại chỗ"; yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tập trung triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bão.

Tính đến chiều 5/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã thông báo đến tất cả phương tiện và thuyền viên trên địa bàn về diễn biến và hướng di chuyển của bão. Về công tác di dân từ đê Bình Minh II đến đê Bình Minh III (thuộc huyện Kim Sơn), tỉnh đã thông báo cho các nhân khẩu đang nuôi trồng thủy sản sẵn sàng di dời về nơi tránh trú an toàn.

Tại Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và các thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung: cấm các loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi kể từ 5 giờ, ngày 6/9. Các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu để bảo đảm an toàn trước 16 giờ ngày 6/9.

Tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu để bảo đảm an toàn trước 16 giờ ngày 6/9.
Tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu để bảo đảm an toàn trước 16 giờ ngày 6/9.

Để ứng phó với bão số 3, tỉnh Nam Định tích cực thông báo, kêu gọi tàu cá đang hoạt động trên biển di chuyển khỏi khu vực được dự báo bão đi qua, chủ động đưa tàu cá về neo đậu tại các khu neo đậu tránh trú bão.

Nam Định hiện có hơn 1.700 phương tiện tàu, thuyền với gần 5.300 ngư dân. Đến thời điểm này toàn bộ tàu, thuyền đã nhận được thông tin; số người trên các lều, chòi trông coi đầm bãi đã nhận được thông báo về diễn biến, hướng đi của bão. Dự kiến đến sáng nay 6/9 toàn bộ tàu thuyền sẽ vào nơi tránh trú bão an toàn. Ngoài ra tỉnh Nam Định cũng chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn tàu cá, tài sản và ngư dân khi có yêu cầu.

Tỉnh Nam Định hiện có hơn 1.700 phương tiện tàu, thuyền với gần 5.300 ngư dân.
Tỉnh Nam Định hiện có hơn 1.700 phương tiện tàu, thuyền với gần 5.300 ngư dân.

Tại Thái Nguyên, các sở, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh đã chủ động ứng phó với bão số 3 và mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão. Các đơn vị theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến bão số 3, mưa, lũ để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân; chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Tại Phú Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời công tác phòng ngừa, ứng phó với bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành, thị rà soát toàn bộ các nội dung, phương án chuẩn bị ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với diễn biến cơn bão số 3 và điều kiện thực tế; đặc biệt là phương án ứng phó với mưa lũ lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất... theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các tỉnh vùng núi chủ động xây dựng phương án sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Các tỉnh vùng núi chủ động xây dựng phương án sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Tại Bắc Giang, dự báo, từ đêm ngày 6/9 đến hết ngày 8/9, các nơi trong tỉnh khả năng xảy ra đợt mưa to đến rất to, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó bão số 3 theo tinh thần “tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người”, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt công tác phòng ngừa, ứng phó với bão ở mức cao nhất. Các huyện vùng núi chủ động xây dựng phương án sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đặc biệt các hộ dân sau đập đang có dung tích chứa đang đạt xấp xỉ 100% dung tích thiết kế và vùng ven sông suối có nguy cơ sạt lở cao; kiểm tra cụ thể công tác “4 tại chỗ”, chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn đề phòng trường hợp mưa, lũ lớn gây chia cắt dài ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.

Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".

Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.

Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".

Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.

Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.