Cải tạo chung cư cũ: Kỳ vọng từ Luật Thủ đô
Luật Thủ đô sửa đổi và Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng.
Gia đình ông Ngô Văn Quang sinh sống tại số 507 nhà D8 Khu tập thể Trung Tự quận Đống Đa từ năm 2008. Hiện cả khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là khu vực tầng 5 nhà ông, sàn và trần nhà bị ngấm dột, bong tróc, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Hơn lúc nào hết, ông Quang cùng những người dân trong khu tập thể này mong muốn nhà sớm được cải tạo. Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới, gỡ các nút thắt về mặt chính sách trong việc cải tạo chung cư cũ đã đem lại nhiều hy vọng cho ông và người dân trong các khu tập thể cũ.
Là khu vực được thành phố và quận Ba Đình lựa chọn để ưu tiên cải tạo, Khu tập thể Thành Công có nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D, thành phố đã phải di chuyển, tạm cư các hộ dân ở đây để đảm bảo an toàn.
Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có gần 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó có hơn 1.200 nhà thuộc 76 khu chung cư và hơn 300 nhà độc lập. Tuy nhiên, hiện mới có 1,2% số nhà chung cư nguy hiểm được cải tạo.
Các chuyên gia cho rằng, những điểm mới trong Luật thủ đô như cải tạo chung cư cũ phải theo quy hoạch và làm cả khu, tỷ lệ đồng thuận không cần tối đa, cách giải quyết hệ số K, việc phân quyền mạnh mẽ sẽ giúp cho việc cải tạo chung cư cũ thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, để cụ thể hóa các quy định, giúp luật đi vào cuộc sống thì cần phải có thời gian. Do đó Thành phố cũng cần sớm có các văn bản hướng dẫn đề các điểm mới trong Luật Thủ đô sớm được thực thi.
Cùng với Luật thủ đô sửa đổi, những cơ chế chính sách trong Nghị định 69 của Chính phủ ban hành năm 2021 về cải tạo chung cư cũ cũng được kế thừa mạnh mẽ trong Luật nhà ở 2023.
Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội chủ động trong các bước lập quy hoạch, lựa chọn phương thức đầu tư giúp cho quá trình cả tạo chung cư cũ đem lại hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
Theo Báo cáo Đại lộ bán lẻ thế giới năm 2024 mới phát hành của Cushman & Wakefield, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.
0