Cải tạo chung cư cũ - những vấn đề cần đặt ra | Truyền thông pháp luật | 09/12/2023

Hiện có 1.579 nhà chung cư cũ, tập trung chủ yếu tại bốn quận nội thành của Hà Nội. Trong đó, nhiều nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Thành phố cũng đã giao cho các nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư, đồng thời có nhiều biện pháp ưu đãi, kêu gọi nhà đầu tư tham gia cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, kết quả trên vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thành lập quỹ bảo trì nhà chung cư được Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 30 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, việc quản lý quỹ này chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng tranh chấp trở thành một trong những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân. Điều này đòi hỏi phải có quy định về quản lý, xác định nguyên tắc quản lý quỹ này trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Hiện nay, một số tình trạng kê khai bất động sản không đúng với giá trị thực tế để được hưởng lợi về thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ... đã gây ra thất thu thuế, bất bình đẳng, gây hệ lụy đối với cả người mua lẫn người bán trên thị trường. Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã tăng cường giải pháp, vừa chống thất thu cho ngân sách, vừa tạo môi trường minh bạch cho thị trường bất động sản.

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 được thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, công tác hòa giải ở cơ sở từng bước phát huy vai trò và tác dụng trong cộng đồng dân cư, đời sống xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí của nhà nước và nhân dân.

Kinh tế tuần hoàn hiện là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo con đường này, trong đó doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, xây dựng chính sách. Các chính sách cũng được xây dựng lồng ghép với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đang mang lại những lợi ích to lớn cho đất nước ta. Đã có 16 Hiệp định thương mại tự do được ký kết và triển khai, có những FTA tác động sâu rộng như EVFTA. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những cơ hội FTA mang lại, doanh nghiệp cần phải chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng.

Với mục đích tạo thuận lợi và mang tới cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới thông qua tạo lập môi trường pháp lý thông thoáng, giúp doanh nghiệp Việt tận dụng được những cơ hội từ quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, so với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có một số điểm sửa đổi đáng chú ý.