Cải tạo tháp nước Hàng Đậu thành không gian văn hóa

Những người yêu văn hóa đang háo hức với thông tin tháp nước Hàng Đậu sẽ biến thành không gian nghệ thuật, mở cửa cho khách tham quan những ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Hiện những công đoạn cuối trong dự án “biến” tháp nước Hàng Đậu thành không gian văn hóa đang được thực hiện để mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 17/11 tới.

Tháp nước Hàng Đậu (tên thường gọi là bốt Hàng Đậu) nằm tại ngã 6 giao giữa các phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội). Có tuổi đời trên 130 năm, bốt Hàng Đậu được coi là một di tích kiến trúc cổ của Hà Nội. Sau nhiều năm gần như không được sử dụng, tháp nước này đang được chỉnh trang, cải tạo và lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 tới.

Lấy cảm hứng từ lục thủy theo quan niệm Á Đông, trưng bày mang lại trải nghiệm không gian nghệ thuật mới lạ và sáng tạo với âm thanh và ánh sáng.

Họa sĩ Nguyễn Đức Phương chia sẻ: "Đầu tiên khi chúng tôi bước vào đây như một không gian thiêng về nước. Concept chúng tôi đưa ra là không gian về nước, nói về tầm quan trọng của nước trong đô thị".

Trưng bày trong bốt Hàng Đậu này cũng nhằm giúp người dân có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ bên trong của một công trình kiến trúc đã bị ngủ quên nhiều thập kỷ.

Kiến trúc sư Cao Thế Anh chia sẻ: "Bản thân tháp nước Hàng Đậu mở cửa là một sự thú vị rồi, điều chúng tôi gặp khó khăn là làm sao chuyển tải được đường nét kiến trúc, những không khí của tháp nước làm sao cho mọi người cảm nhận được rõ nhất".

Khi mở cửa tham quan, theo dự kiến du khách sẽ đi vào theo nhóm từ 20-30 người. Bên cạnh vấn đề về sức tải, nhóm thiết kế cũng ưu tiên sự yên tĩnh để du khách có những trải nghiệm trọn vẹn với không gian nghệ thuật bên trong bốt. Tháp nước Hàng Đậu hiện thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, mà trực tiếp là Tổng công ty Nước sạch Hà Nội quản lý. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND quận Ba Đình đã có đề nghị quản lý công trình này để phối hợp tổ chức thành không gian văn hóa sáng tạo bền vững chứ không chỉ mở cửa đến 31/12 rồi lại “ngủ yên”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.