Cải thiện tầm vóc trẻ em qua 'Bữa ăn học đường'

Một chế độ dinh dưỡng đúng, đủ, hợp lý sẽ giúp cơ thể phát triển tối ưu cả về thể chất và tinh thần. Nhận thức rõ điều đó, các trường học có tổ chức ăn bán trú ở khu vực ngoại thành Hà Nội đặc biệt chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm các bữa ăn bán trú.

Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn bán trú, ngoài đầu tư trang thiết bị hiện đại, trường Mầm non Quang Trung, thị xã Sơn Tây đã phân công cán bộ hàng ngày giám sát nguồn thực phẩm đầu vào, quá trình chế biến, lưu mẫu thức ăn, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Vì vậy, có tới 100% trẻ của nhà trường đăng ký ăn bán trú.

Các bữa ăn luôn đảm bảo 4 nhóm thực phẩm (chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) với tỷ lệ cân đối và hợp lý. Bên cạnh đó, nhà trường còn thực hiện kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển tối ưu các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ.

Nhận thức rõ điều đó, huyện Phúc Thọ đặc biệt quan tâm chỉ đạo các phòng, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường về việc bảo đảm vệ sinh, ATTP, phòng, chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Từ đó, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các em học sinh khi học tập tại trường.

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả, chất lượng bữa ăn của trẻ ở các trường học có tổ chức ăn bán trú ở ngoại thành Hà Nội đã từng bước được nâng lên.

Tỷ lệ trẻ được khám, theo dõi sức khỏe theo quy định luôn duy trì ở mức 100%. Hằng năm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm học đều giảm so với đầu năm học. Đó chính là nền móng vững chắc góp phần quan trọng trong việc cải thiện thể lực và trí lực của các em khi trưởng thành cũng như tạo tiền đề cho sự vươn mình của các thế hệ người Việt tiếp theo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.