Cần 2000 tỷ để đào tạo nhân lực đường sắt cao tốc

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng để thu hút được người học chất lượng đăng ký các chuyên ngành phục vụ đường sắt tốc độ cao, Ngân sách Nhà nước cần bố trí khoảng 2.000 tỷ đồng.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, hệ thống đào tạo hiện hữu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (thiếu chương trình đào tạo chuyên sâu, chưa cập nhật theo công nghệ đường sắt hiện đại như tàu ngầm, tàu cao tốc…). Toàn bộ nhân lực xây dựng, vận hành các tuyến đường sắt mới, đặc biệt là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đều phải qua đào tạo cơ bản với trình độ đại học trở lên.

Để thu hút được người học chất lượng đăng ký các chuyên ngành phục vụ đường sắt tốc độ cao, Ngân sách Nhà nước cần bố trí khoảng 2.000 tỷ đồng (tương đương 80 triệu USD) để ngành học này trở nên hấp dẫn hơn.

Đây là khoản tiền để chi cho các việc như: đào tạo cán bộ giảng dạy, đặc biệt là chuyên ngành chuyên sâu đường sắt tốc độ cao (dự kiến 100 thạc sĩ và 10 tiến sĩ ở nước ngoài); cung cấp 4.000 suất học bổng để thu hút người giỏi; trang bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị mô phỏng thực hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần 20 nghìn học sinh lớp 12 tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận đã tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2025 sáng 16/3, do Báo Tuổỉ trẻ phối hợp cùng Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, diễn ra vào sáng 16/3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Tất cả phương thức xét tuyển đại học sẽ được xét chung một đợt sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, theo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội có thể biết ngay kết quả sau khi hoàn thành bài, với hình thức thực hiện trên máy tính.

14 đội chơi, đại diện cho học sinh các trường tiểu học công lập và tư thục trên địa bàn quận Thanh Xuân đã tham gia giao lưu “Chinh phục Robobimi” vào sáng 15/3.

Tạo ra một môi trường học tập hiện đại, hấp dẫn, hiệu quả hơn là mục tiêu mà một số trường học trên địa bàn Hà Nội hướng tới khi triển khai mô hình trường học thông minh.