Cân bằng lợi ích doanh nghiệp khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu do Bộ Tài chính soạn thảo và trình theo chương trình bổ sung tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa 15 được nhìn nhận là thông điệp rõ ràng của Việt Nam sẽ thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Động thái này được cho là sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI khi ưu đãi họ được hưởng thấp hơn so với cam kết ban đầu.

Việc cần thiết hiện nay là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp FDI theo chủ trương thu hút đầu tư mới để các nhà đầu tư thêm tin tưởng và kỳ vọng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam

Tháng 10/2023 nhà máy này chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu mốc quan trọng trong việc “dẫn vốn” vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Cân bằng lợi ích DN khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế trong 15 năm. Tuy nhiên, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng đã tác động lên mức ưu đãi trước đó.

Hiện có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Việc áp thuế này sẽ giúp Việt Nam tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, khoảng 14.600 tỷ đồng và hạn chế chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh bài toán thu được bao nhiêu tiền thì đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp theo chủ trương thu hút đầu tư mới.

Việc Quốc hội quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, có thể nói, là bước đi quan trọng và cần thiết, trong việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Nếu được thông qua, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần quan trọng giữ chân và thu hút các nhà đầu tư lớn, cùng dòng vốn đầu tư chất lượng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đảm bảo đội ngũ công nhân truyền tải điện có trình độ, tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác vận hành lưới điện truyền tải, các đơn vị thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, sát hạch, thi giữ và nâng bậc nghề cho công nhân.

Liên quan đến việc đền bù thiệt hại sau bão số 3 (Yagi) cho khách hàng bảo hiểm, tính đến ngày 31/10, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường hơn 430 tỷ đồng.

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vừa công bố sẽ chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 50,35%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận hơn 4.000 đồng.

Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, khai thác thông tin; cập nhật các định hướng, chủ trương, chính sách, quy tắc xuất xứ hàng hóa và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc đàm phán và thực thi các FTA trong khuôn khổ ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á”.

Theo thống kê, 97% số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có cả những hợp tác xã nông nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn lớn nhưng khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng.

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, mã CK: SBT) vừa công bố Báo cáo tài chính riêng quý I cho niên độ tài chính 2024-2025. Trong đó, doanh thu doanh nghiệp tiếp tục tăng nhưng lợi nhuận đi ngang do gánh nặng nợ phải trả.