Cán bộ dân vận phải mắt trong, tai nghe, chân đi...

Hội thi Dân vận khéo thành phố là hoạt động trọng tâm của ngành dân vận Thủ đô trong năm 2024, thiết thực kỷ niệm 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước”, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Được tổ chức bài bản, nghiêm túc từ cơ sở, hội thi khuyến khích tinh thần nhiệt tình và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ dân vận. Nhiều tình huống thực tế tại cơ sở đã được đưa lên sân khấu của hội thi, qua đó lan toả những mô hình dân vận khéo.

Khi những mô hình dân vận khéo lên sân khấu

Câu chuyện thực tế ở xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, đã được đưa vào tiểu phẩm trên sân khấu hội thi dân vận khéo. Nhờ cách làm bài bản, tôn trọng văn hóa, tín ngưỡng cũng như tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, nên từ tháng 10/2022, khi thành phố chưa có cơ chế về đơn giá đền bù hỗ trợ, toàn bộ người dân xã Kim Hoa đều đồng thuận di dời mộ về nghĩa trang tập trung, trở thành địa phương đầu tiên của huyện hoàn thành di dời 100% ngôi mộ nằm trong chỉ giới đường vành đai 4.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thuý, đại diện đội thi dân vận khéo huyện Mê Linh, cho biết: ''Vì thế trong tiểu phẩm của chúng tôi mới lồng vào có câu là: bao đời mồ mả linh thiêng/ đào sâu chôn chặt chọn điểm linh thiêng/ cửa nhà con cháu yên bình/ nhờ ơn phần mộ ký sinh đạo đời. Chúng tôi đã tuyên truyền vận động cũng như Mặt trận tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể đã vào từng hộ gia đình để tuyên truyền''.

Một tiểu phẩm thi “Dân vận khéo”.

Trung bình mỗi năm, toàn thành phố có khoảng 10.000 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” các cấp được đăng ký triển khai. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã thực sự thấm sâu, lan tỏa, gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác dân vận đã được các địa phương mang tới vòng sơ khảo hội thi dân vận khéo cấp thành phố.

Bà Nguyễn Thị Lan, đội thi dân vận khéo huyện Mê Linh, cho biết: ''Cán bộ dân vận chúng tôi phải thực hiện như lời Bác Hồ đã nói là cán bộ dân vận phải óc nghĩ, mắt trong, tai nghe, chân đi, miệng nói tay làm. Chúng tôi phải luôn gần dân, sát dân, hiểu dân, giải thích cho dân hiểu. Tuyên truyền, vận động nhân dân thì chúng tôi phải có sự hiểu biết".

Đưa “Dân vận khéo” trở thành một phong trào thi đua sâu rộng.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác dân vận, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy đảng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, đưa “Dân vận khéo” trở thành một phong trào thi đua sâu rộng.

Trong tháng 8/2024, vòng sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo” cấp thành phố diễn ra tại 6 cụm. Hội thi là dịp để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện công tác dân vận; nâng cao năng lực, khuyến khích tinh thần nhiệt tình và sự sáng tạo của đội ngũ cán làm công tác dân vận; đồng thời cổ vũ, động viên, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen (Tây Ninh) trong chuyến khảo sát các điểm tham quan dành cho phật tử trong Đại lễ Vesak 2025.

Ngày 8/10, Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 17 năm 2024 diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trao 4 giải thưởng, trong đó Giải thưởng lớn được trao cho Giáo sư, tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - một “hiệp sĩ của những di tích kiến trúc”.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô và 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Làng gốm Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất - gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng”. Tới dự có Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng nay (8/10), Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hoá”.

Ngoài Ô Quan Chưởng hiện còn khá vẹn nguyên, các cửa ô còn lại chỉ còn tên gọi, thay vào đó là những tuyến phố sôi động bán mua, tấp nập người xe. Thủ đô phát triển, ngày một hiện đại, không gian kiến trúc cửa ô rộng mở, vượt lên không gian 36 phố phường. Nhưng 5 cửa ô một thời sẽ mãi sâu đậm trong ký ức người Hà Nội.