Cận cảnh quy hoạch tổng thể cho một Hà Nội phát triển
Đến thời điểm này, đồ án đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.
Mục tiêu của Đồ án nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hòa nhập, khai thác các giá trị tiềm năng của vùng địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức - công nghệ và lịch sử văn hoá truyền thống. Hiệu quả trong sử dụng đất đai và có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.
Hà Nội hiện có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 58,91% tổng diện tích. Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô lần này định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô, gắn với khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc các vùng văn hóa truyền thống.
Về mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội, đồ án định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô. Đó là thành phố Bắc sông Hồng, gồm các huyện Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh; thành phố phía Tây Hà Nội, gồm khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai và 5 trục phát triển; kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ hai. Mô hình này được các chuyên gia đánh giá là hợp lý, hài hòa và có tầm nhìn chiến lược.
Một trong những nguyên nhân chính khiến các đô thị vệ tinh của Hà Nội thời gian qua chậm phát triển là vướng mắc về giao thông kết nối. Do đó trong định hướng quy hoạch chung lần này, Hà Nội nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông mang tính kết nối cao.
Phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển: văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; xã hội số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt, cần có các giải pháp huy động tốt nguồn lực.
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo đúng định hướng của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sau khi được HĐND thành phố thông qua, Ban cán sự Đảng UBND thành phố sẽ tiếp thu, hoàn thiện Đồ án trình Bộ Xây dựng và Hội đồng thẩm định nhà nước. Thành phố dự kiến sẽ trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2023, trình Bộ Chính trị vào tháng 2/2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
0