Cần chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non
Công việc đòi hỏi sự tận tụy, kiên nhẫn nhưng mức thu nhập chưa tương xứng khiến nhiều giáo viên mầm non phải tìm cách xoay sở hoặc rời bỏ nghề.
Sống và làm việc ở giữa Thủ đô, đồng lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống, cô giáo Vũ Thị Tình - Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải làm thêm công việc bán hàng online và dạy thêm buổi tối để tăng thu nhập.
Cô giáo Vũ Thị Tình chia sẻ: “Không chỉ mình tôi mà các giáo viên đồng nghiệp của tôi đều phải làm thêm công việc khác để có thêm nguồn thu nhập. Chúng tôi rất mong muốn trong thời gian tới, Nhà nước sẽ có thêm chính sách, những chế độ về tiền lương để các cô yên tâm công tác".
Chính sách đãi ngộ chưa phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến ngành giáo dục mầm non rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự.
Bà Phạm Thanh Hoa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi hoa (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Đến thời điểm này có rất nhiều cô giáo mầm non đang rời bỏ nghề với một lý do rất chính đáng là nghề không đảm bảo được cuộc sống, không đủ tiền đóng học cho con. Bởi vậy, tôi mong muốn Chính phủ và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên mầm non, đặc biệt là về chế độ chính sách cũng như lương khởi điểm với những cô giáo trẻ".
Để giữ chân và thu hút giáo viên mầm non, đã đến lúc cần những chính sách đặc thù, thiết thực hơn. Hy vọng việc cân nhắc nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non cũng như những chính sách khác liên quan sớm được thống nhất để giáo viên mầm non có thêm động lực, năng lượng, tận tâm cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai (quận Ba Đình, Hà Nội) kiến nghị: “Tôi rất mong muốn Luật Nhà giáo được thông qua và có những chế độ chính sách, ưu đãi cho giáo viên mầm non với những chế độ đặc thù như là về tiền lương, tiền phụ cấp hay khoản tiền hỗ trợ với giáo viên mầm non".
Phần lớn giáo viên hy vọng rằng khi Luật Nhà giáo được ban hành với các quy định cụ thể sẽ không chỉ tháo gỡ được vấn đề tiền lương mà còn là chiếc phao cứu sinh giúp các giáo viên muốn gắn bó và cống hiến với nghề.


Tạo ra một môi trường học tập hiện đại, hấp dẫn, hiệu quả hơn là mục tiêu mà một số trường học trên địa bàn Hà Nội hướng tới khi triển khai mô hình trường học thông minh.
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại thành phố Hà Nội từ học kỳ 2 năm học 2024-2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, Thông tư 29 đã bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức và cách quản lý dạy thêm, học thêm.
Việc trải nghiệm thực tế và tự mình tham gia vào các dự án về lịch sử sẽ góp phần bồi đắp, làm sâu sắc hơn nhận thức của các em học sinh về giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Từ 97 đề tài dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố đã có 6 đề tài được chọn dự thi cấp quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bảo đảm tỷ lệ chi cho giáo dục đại học; xem xét, phê duyệt một số đề án, dự án đang được trình, không đợi chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt.
0