Cần chính sách đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030 cần có chính sách đột phá và các giải pháp đồng bộ.

TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Đối với việc đầu tư nhà ở xã hội, chúng ta cần phải thay đổi hàng loạt các cơ chế, từ việc xem xét quy hoạch đầu tư đến hồ sơ thủ tục giao đất, điều kiện khởi công và các điều kiện có liên quan đến giá cả nhà ở cũng như là đối tượng được mua nhà. Và rõ ràng đó là một chuỗi mà chúng ta phải xem xét phù hợp. Khi nhà đầu tư họ có lợi nhuận thoả đáng thì lúc đó họ mới tích cực tham gia đầu tư nhà ở xã hội”.

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhận định: “Nhiều dự án bất động sản dành cho người thu nhập thấp sẽ còn khó khăn hơn nữa. Bởi lẽ những thủ tục để được phê duyệt, triển khai được một dự án bất động sản cho người thu nhập thấp còn phải qua nhiều công đoạn hơn so với một dự án bất động sản thương mại. Do vậy, chúng ta phải giải quyết vấn đề thứ hai đi kèm theo nguồn vốn là vấn đề pháp lý cho các đầu vào là đất đai, mặt bằng, điều kiện cho các dự án này được khởi công, triển khai”.

Những giải pháp nêu trên cũng là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại Công điện số 130/CĐ-TTg ban hành ngày 10/12 vừa qua. Trong đó những yêu cầu về phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính cần được thực hiện nghiêm túc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhà ở xã hội.

3 năm qua, cả nước mới có 79 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với trên 42,4 nghìn căn hộ. Nếu so với mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ vào năm 2030 thì mới đạt 4% kế hoạch. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng cơ chế đột phá, chính sách phù hợp được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội trong giai đoạn sắp tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố rà soát nhu cầu đất ở tại địa phương, xem xét bố trí quỹ đất phù hợp để thực hiện giao đất tái định cư, giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho các đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm công khai, minh bạch.

Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội. Cùng đó, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m² sàn/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ liên quan và các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

HĐND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ dành một ngày tổ chức phiên giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tuần tới.