Cần chính sách hỗ trợ nếu phát triển điện mái nhà
Theo dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất loại hình điện mặt trời mái nhà không nối lưới sẽ được phát triển không giới hạn. Trường hợp nối lưới, người dân được quyền phát hoặc không phát sản lượng dư vào hệ thống nhưng thanh toán 0 đồng. Tổng công suất theo hình thức này không vượt quá công suất được phân bổ trong kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII (2.600 MW).
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công thương, cho hay: "Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản, tự tiêu; trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng của các công sở và các cơ sở sản xuất kinh doanh để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. Việc phát triển nguồn điện này tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện".
Bộ Công thương cho biết phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phục vụ tiêu thụ tại chỗ.
Chuyên gia cho rằng mục tiêu này tốt, góp phần giảm phát thải ròng. Nhưng nếu hoà lưới điện với mức giá 0 đồng là điều vô lý. Do vậy, cần chính sách thông thoáng hơn, cần một cơ chế hỗ trợ, đặc biệt về đầu tư ban đầu, nếu không sẽ rất khó để thu hút đầu tư.
Theo tính toán, một hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà ở nhà dân công suất 5 kW, tích hợp thiết bị lưu trữ 5 kWh có chi phí khoảng 80 - 90 triệu đồng. Nếu hòa vào điện lưới, sẽ cần đầu tư thêm pin lưu trữ.
Điện mặt trời đang được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chính phủ Đức khuyến khích người dân tham gia qua cơ chế mua bán giá điện FIT – cam kết mua năng lượng tái tạo do các nhà sản xuất quy mô nhỏ cung cấp với giá cao hơn thị trường. Chính phủ Malaysia thì chi trả tiền thuê diện tích mái nhà của người dân để khai thác năng lượng mặt trời. Trong khi Mỹ công bố khoản tài trợ liên bang trị giá 7 tỷ USD cho các dự án năng lượng mặt trời.
Phải có sự hỗ trợ và đầu tư của nhà nước mới có thể khuyến khích phát triển được điện mái nhà.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0