Cần cơ chế đặc thù gỡ vướng cải tạo chung cư cũ
Đầu tháng 3, UBND quận Ba Đình công bố phương án đề xuất quy hoạch và cải tạo tổng mặt bằng 5 cụm nhà chung cư cũ G6A, 6B, G22, 23, 24 Thành Công thành ba tòa nhà, trong đó tòa tái định cư cao 24 tầng nổi, ba tầng hầm và hai tòa thương mại, dịch vụ. Sau nhiều năm tạm cư, người dân phấn khởi đón nhận thông tin.
Đây là một trong số ít khu chung cư cũ thuộc nhóm ưu tiên cải tạo đợt một công bố phương án quy hoạch nhưng chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến hết quý 4/2023, qua bốn đợt thực hiện, toàn thành phố chưa có khu chung cư nào hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch. Mới chỉ kiểm định được 431 trên tổng số 1360 chung cư, đạt 32% kế hoạch. Việc di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp độ D vẫn còn 27 hộ dân ở nhà G6A Thành Công, nhà 148-150 phố Sơn Tây (Bộ tư pháp) và C8 Giảng Võ trên địa bàn quận Ba Đình.
Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ. Trrước hết là đẩy mạnh việc phân cấp phân quyền, bổ sung thẩm quyền cho HĐND thành phố khi sửa đổi Luật Thủ đô 2012.
Dự thảo Luật cũng cần nhấn mạnh đến việc cân bằng lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp với các giải pháp cho từng chủ thể. Trong đó, cần tạo cơ chế để người dân được góp vốn cùng nhà đầu tư, vừa giảm bớt gánh nặng nguồn vốn cho doanh nghiệp và người dân vừa có thêm cơ hội lựa chọn căn hộ sau cải tạo. Hay một số nội dung khác liên quan đến thẩm quyền của riêng Hà Nội.
Cuối năm 2021, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn với mục tiêu giai đoạn 2021-2025, ngân sách dự kiến bố trí khoảng 500 tỷ đồng tiến hành tổng rà soát, kiểm định các chung cư cũ và lập quy hoạch chi tiết, ưu tiên cải tạo trước 10 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D. Nhưng hai năm qua, mọi việc vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Hy vọng tới đây, với những cơ chế đặc thù được quy định tại Luật Thủ đô sửa đổi, Thành phố sẽ tháo gỡ được những vướng mắc, đẩy nhanh quá trình cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
0