Cần dọn 'rác' văn hóa từ những tấm biển hiệu sính ngoại
>> Bệnh sính ngoại trên các biển hiệu
Người Việt xa lạ với những con phố quen
Ở giữa Thủ đô Hà Nội, những tấm biển quảng cáo chữ nước ngoài còn to hơn chữ tiếng Việt xuất hiện khắp mọi nơi, từ mặt phố đến ngõ nhỏ. Chủ nhân của những tấm biển hiệu này có nhiều lý do khác nhau để lý giải, như: thu hút sự chú ý của khách nước ngoài, để người nước ngoài dễ hiểu, dễ đọc, dễ quan tâm… cùng muôn vàn lý do khác. Nhưng dường như họ đã quên rằng người Việt cũng cần được hiểu.
Theo chủ những cửa hàng treo biển hiệu chi chít chữ nước ngoài này thì chưa có cán bộ địa phương hay văn hóa nào đến nhắc nhở vì ghi tên biển hiệu bằng tiếng nước ngoài thay tiếng Việt.
Thị trường cạnh tranh, những chủ cửa hàng, doanh nghiệp đều muốn gây ấn tượng với người tiêu dùng, do vậy, họ tìm mọi cách để cửa hàng và sản phẩm của mình trở nên nổi bật. Các biển hiệu đập vào mắt người đi qua, tạo ấn tượng về thị giác.
Hội nhập quốc tế không thể không xảy ra tình trạng giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ. Hiện tượng biển hiệu được ghi bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung... cũng là điều dễ hiểu. Nhưng việc lạm dụng tiếng nước ngoài trên các biển hiệu sẽ dẫn tới giá trị văn hóa, giá trị bản sắc dân tộc ngày càng bị hao hụt. Trước tình trạng nhà nhà đua nhau dùng biển hiệu tiếng nước ngoài, nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng đó là sự đua đòi, sự sính ngoại.
GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, là người nghiên cứu nhiều năm về tiếng Việt và rất yêu tiếng Việt. Ông cho rằng ngôn ngữ chính là mặt biểu hiện sinh động nhất, là đặc trưng văn hóa, là niềm tự hào của mỗi quốc gia. Trong khi đó, ở Việt Nam, những tấm biển quảng cáo, các tên gọi công trình là mặt tiền ngôn ngữ quốc gia lại sính ngoại. Bởi vậy, ông cảm thấy rất buồn trước thực trạng các biển bảng quảng cáo đang lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài.
Theo ông Thuyết đánh giá, trong lĩnh vực quảng cáo, tiếng Việt hiện đang bị coi nhẹ do các nhà kinh doanh chỉ chú trọng chạy theo nhu cầu giao dịch hướng tới khách nước ngoài.
Ông Thuyết cho rằng, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và để làm được điều đó, phải thực hiện song song hai nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tiếng Việt. Khi đặt tên biển hiệu, biển quảng cáo, các nhà kinh doanh nên chọn những tên hiệu phù hợp, sử dụng tiếng Việt một cách dễ hiểu, dễ phát âm, độc đáo nhằm ghi dấu được bản sắc của doanh nghiệp Việt trong mắt du khách nước ngoài.
Có lẽ trăn trở của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng là nỗi trăn trở chung của những người yêu tiếng Tiệt, yêu tiếng mẹ đẻ.
Hà Nội siết chặt hoạt động quảng cáo ngoài trời
Để siết chặt kỷ cương trong lĩnh vực hoạt động quảng cáo ngoài trời, ngày 13/3/2024, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Quyết định ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2024 thay thế Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND TP. Hà Nội ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP Hà Nội.
Quy chế gồm 3 chương, 36 điều, quy định về hoạt động quảng cáo và công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời (không bao gồm nội dung quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên sản phẩm, dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin).
UBND thành phố yêu cầu hoạt động quảng cáo phải tuân theo các quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phù hợp với Quy hoạch quảng cáo ngoài trời, không gian, kiến trúc, cảnh quan của thành phố Hà Nội.
UBND thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP. Hà Nội.
Luật đã có nhưng ngành chức năng thờ ơ?
Điều 18 Luật Quảng cáo năm 2012 đã quy định về tiếng nói, chữ viết trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Luật thì đã có, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố cũng rất rõ ràng, nhưng có vẻ như ngành chức năng và người dân vẫn thờ ơ.
Theo Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, từ ngày 1/3 đến 8/5/2023, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 13 trường hợp có các hành vi vi phạm Luật Quảng cáo. Con số này quá nhỏ nhoi so với cả triệu tấm biển hiệu vi phạm trên các tuyến phố, con đường.
Báo Kinh tế và Đô thị đã có loạt bài viết về vấn đề này. Loạt bài báo chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng biển quảng cáo tiếng nước ngoài "đè" tiếng Việt là do sự buông lỏng quản lý hoặc việc hiểu luật, hiểu quy định viết tắt, viết chữ nước ngoài trên biển hiệu của cán bộ địa phương còn hạn chế. Trong đó, những đơn vị liên quan đến cấp phép, quản lý và giám sát biển bảng quảng cáo không nắm được quy định nào giúp địa phương xử lý biển, bảng quảng cáo chỉ dùng tiếng nước ngoài.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, cho biết, Điều 35 của Nghị định 38/2021 đã có quy định xử phạt từ 5-10 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm. Theo ông Sơn, đây là một quy định rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay, có tác dụng răn đe nhằm trả lại môi trường lành mạnh cho các biển hiệu. Ông Sơn cho rằng Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội phải là đơn vị có trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt.
Còn theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, để xảy ra tình trạng các biển hiệu, biển quảng cáo tiếng nước ngoài ngày càng phổ biến, trước hết, thuộc về ý thức của chủ cơ sở kinh doanh trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nướccần nêu cao trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và quyết liệt trong xử lý các vi phạm.
Hà Nội luôn hướng đến xây dựng một nền văn hóa văn minh, thanh lịch. Còn với khách, khi đi du lịch, hẳn họ mong muốn khám phá một nền văn hóa khác, họ tìm đến Hà Nội vì những nét văn hóa riêng của chúng ta - văn hóa đặc trưng Hà Nội. Việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc gìn giữ ý nghĩa ngôn ngữ tiếng Việt. Phục vụ khách nước ngoài phải song hành với khách du lịch trong nước.
Sáng 22/11, Công an thành phố Hà Nội thông tin, khoảng 22 giờ 15 phút ngày 21/11, Tổng đài 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố nhận được tin báo xảy ra cháy nhà dân tại tổ 12 phường Thạch Bàn (quận Long Biên).
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng và khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22/12, tuyến tàu điện này sẽ bắt đầu chạy thương mại.
Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực huy động nhân lực và xuồng máy tìm kiếm trên đoạn sông ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, nơi xảy ra vụ tai nạn xe chở rác va vào lan can cầu treo và rơi xuống sông, làm 2 người trên xe mất tích vào sáng 21/11.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
0