Cần đồng bộ chính sách cho năng lượng tái tạo

Trong quá trình triển khai các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, hiện còn nhiều điểm nghẽn cần điều chỉnh phù hợp với thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp.

Đó là nội dung chính được thảo luận tại Diễn dàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tổ chức sáng 17/10 tại Hà Nội.

Ông Hà Mạnh, Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trung bình mỗi năm doanh nghiệp phải chi trả chi phí tiền điện khoảng 50 tỉ. Trong khi giá điện đang ngày càng tăng cao thì việc sử dụng năng lượng sạch có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai sử dụng năng lượng sạch có những khó khăn nhất định, tạo ra những nút thắt cho doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn năng lượng sạch.

"Là doanh nghiệp có 18 nhà máy nằm tại 7 tỉnh thành phố, qua quá trình làm việc và qua các dự án đầu tư thì chúng tôi thấy rằng có những nơi chưa đồng đều nên thời gian thực hiện thủ tục trong việc thực hiện các dự án của các địa phương cũng có những sự khác nhau", ông Hà Mạnh nói.

Toàn cảnh diễn đàn.

Thủ tục rườm rà, không đồng bộ giữa các địa phương là hai trong nhiều nút thắt hiện nay trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tại diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ luôn khuyến khích doanh nghiệp, địa phương phát triển năng lượng tái tạo, nhiều chính sách đã được ban hành, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính sách chưa có sự đồng bộ, gây khó cho doanh nghiệp.

Bà Phạm Thị Hồng Diệp, Công ty Bureau Veritas Việt Nam bày tỏ: “Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ tạo ra những hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, những doanh nghiệp đầu tư trong mảng năng lượng tái tạo như: năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời, là những doanh nghiệp mang lại giá trị về mặt chuyển đổi cho đất nước. Ngoài ra, các tổ chức cũng phải có quy chuẩn tiêu chuẩn cho năng lượng xanh, như Hydrogen”.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: “Cần phải có một cơ chế đồng bộ, hợp tác, kể cả hợp tác quốc tế nữa. Và doanh nghiệp cũng cần phải chủ động, cơ quan quản lý cũng chủ động tìm ra các giải pháp kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp để chúng ta vận hành trong thời gian tới”.

Ông Abhinav Goyal Giám đốc Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng PWC Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam cần đồng bộ các chính sách. Đặc biệt, vấn đề cho vay tài chính cũng rất hạn chế. Hiện tại, vấn đề tài chính của Việt Nam hiện mới sử dụng một số tài chính như việc cho vay theo vốn vay của công ty chứ không phải từng dự án. Việc sử dụng các cơ chế cho vay dự án, cơ chế cho vay dài hạn, các cơ chế tài chính hỗn hợp sẽ giúp thúc đẩy cho việc tài trợ dài hạn cho dự án năng lượng tái tạo”.

Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng thì việc phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề thực sự cấp bách. Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững. Do vậy, Việt Nam cần có những chính sách sao cho đồng bộ, đi vào thực tiễn, tạo thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan tham gia vào quá trình này một cách tích cực nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê, có 19 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần tới từ 18/11- 22/11; trong đó, 18 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, đa số ở mức cao 50 - 70%.

Uỷ ban Chứng khoán vừa xác nhận Vinpearl đã hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, một bước quan trọng để niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Trong khi giá vàng thế giới tiếp tục giảm thì giá vàng nhẫn trong nước cuối tuần lại tăng. Đây là phiên tăng thứ hai của vàng nhẫn sau một tuần giảm sâu.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, trong đó sẽ giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Giá vàng thế giới chốt tuần giảm nhẹ do số liệu tích cực về thị trường lao động Mỹ. Tại thị trường trong nước, giá vàng nhẫn tăng mạnh.

Hãng chế tạo xe hơi General Motors (GM) của Mỹ cho biết đã quyết định cắt giảm 1.000 nhân công trong nỗ lực mới nhất nhằm tiết kiệm chi phí.