Cần hoàn thiện dữ liệu đất trước khi muốn đánh thuế BĐS

Hiện tượng “trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc” đến chiêu trò “tạo khan hiếm ảo” thổi giá chung cư, nhà đất để ăn chênh đang gây nhiễu loạn thị trường. Đề xuất về đánh thuế bất động sản lúc này đang nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia.

“Bong bóng” bất động sản đang hiện hữu khi cơn sốt đất ảo đang được tạo ra dưới những chiêu trò của giới đầu cơ và nếu bị vỡ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Chính sách thuế hợp lý sẽ khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất. Cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn; hạn chế việc mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá bất động sản; tình trạng bỏ hoang nhà, đất sẽ dần không còn; người có nhu cầu thực sẽ thêm cơ hội tiếp cận nhà ở.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng lưu ý, sử dụng công cụ thuế cần một sự rõ ràng, minh bạch mà trước hết phải hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.