Cần lộ trình phù hợp để hạn chế xe máy chạy xăng

Việc Hà Nội dự kiến từ đầu năm 2025 sẽ hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm tại 5 khu vực, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 đang nhận được nhiều ý kiến của người dân và để chủ trương khi triển khai đạt hiệu quả đòi hỏi một lộ trình phù hợp và thấu đáo.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó hơn 6 triệu xe máy. Xe gắn máy không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn là phương tiện mưu sinh của rất nhiều người. Chính vì vậy, việc đề xuất hạn chế xe máy vào nội đô khiến người mừng, người lo.

Ông Hoàng Văn Sơn (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) làm nghề chạy xe ôm gần chục năm nay, từ ngày về hưu ông dành dụm, chắt bóp được gần chục triệu đồng mua chiếc xe máy xăng loại cũ. Mỗi ngày cũng được vài chuyến, thu nhập vài trăm nghìn đồng. Cuộc sống của vợ chồng già chủ yếu nhờ nguồn thu nhập này. Khi biết tin hạn chế xe máy vào các quận nội thành, ông cũng không khỏi tâm tư.

Ông Hoàng Văn Sơn chia sẻ: “Chủ trương của Nhà nước thì chúng tôi sẽ chấp hành, nhưng bỏ ra gần hai chục triệu mua cái xe mà tới đây phải chuyển đổi thì cũng khó khăn, mong được Nhà nước hỗ trợ ”.

Cũng như ông Sơn, ông Phạm Văn Chính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ có chiếc xe máy cũ, tranh thủ lúc không có khách, ông chạy thêm ship hàng để có thêm thu nhập. Vì đã có tuổi và bị cạnh tranh bởi ứng dụng gọi xe công nghệ nên khách đi xe ôm truyền thống cũng ngày một ít đi. Với đề án hạn chế xe máy chạy xăng khiến những người lao động phụ thuộc vào phương tiện này như ông ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Văn Chính cho hay: “Tôi thấy cấm toàn bộ xe máy là ảnh hưởng lớn không chỉ mình tôi mà còn nhiều người, ví dụ cái xe tôi chạy xăng đây thì mong Nhà nước hỗ trợ để chuyển đổi phương tiện được chút nào thì hay chút đấy".

Dự kiến, việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp (LEZ), hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện ngay từ đầu năm 2025. Theo đề án, những khu vực được xác định là vùng phát thải thấp sẽ phải áp dụng các biện pháp về giao thông và kinh tế để giảm ô nhiễm không khí. Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.

Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là hoạt động giao thông. Theo tính toán, phát thải gây ô nhiễm từ phương tiện giao thông hiện nay đang chiếm tới 54 - 72% nguyên nhân gây ô nhiễm.

Theo các chuyên gia, việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy lưu thông trong nội đô là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, Hà Nội cần đánh giá tác động vào xã hội và cần có một lộ trình phù hợp gắn liền với những giải pháp đồng bộ và nhân văn.

PGS. TS Bùi Thị An, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: “Để thực hiện đề án này có nhiều vấn đề cần xem xét như: người dân có điều kiện đổi phương tiện mới không, có điều kiện hạ tầng để thay thế xe máy chạy xăng chưa... Nếu hạn chế phương tiện cá nhân thì tôi thấy cực kỳ tốt và sẽ thấy hiệu quả ngay tại Hà Nội”.

“Ở Việt Nam khác các nước khác, như xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là công cụ mưu sinh của nhiều gia đình, cho nên phải nghiên cứu khâu này. Nếu như người vận chuyển phải yêu cầu dùng năng lượng không hóa thạch thì cần có chính sách hỗ trợ cho họ chuyển đổi phương tiện” - PGS. TS Bùi Thị An, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ thêm.

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã hoàn thiện dự thảo theo ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan. Tới đây, sau khi dự thảo được Sở Tư pháp thẩm định sẽ trình UBND thành phố thống nhất, sau đó phương án sẽ được HĐND thành phố xem xét, thông qua trong trong kỳ họp cuối năm nay. Qua tham vấn ý kiến cộng đồng về dự thảo quy định vùng phát thải thấp, tỷ lệ người được tham vấn đồng thuận xây dựng vùng phát thải thấp lên đến 51%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.