Cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Góp ý về quy định nồng độ cồn, một số đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc cần cân nhắc quy định về cấm tuyệt đối nồng độ cồn được nhiều đại biểu đề cập đến.

Quan tâm đến quy định nồng độ cồn khi lái xe trong dự thảo luật lần này, nhiều đại biểu đã có ý kiến, đề nghị cần có thêm cơ sở thuyết phục, không nên quy định cứng nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe vì cho rằng, chúng ta nên quy định cùng xu hướng của các nước trên thế giới và việc lực lượng cảnh sát giao thông theo dõi mức vượt 0 hoặc là vượt ngưỡng 0,025 mg/lít khí thở, hoặc thậm chí có thể áp dụng trắc nghiệm.

Quan tâm đến quy định nồng độ cồn khi lái xe trong dự thảo luật lần này, nhiều đại biểu đã có ý kiến, đề nghị cần có thêm cơ sở thuyết phục.

Theo một số đại biểu, trên thế giới chỉ có 23 quốc gia, trong đó có Việt Nam quy định nồng độ cồn trong hơi thở bằng 0 khi tham gia giao thông, điều này rất khó cho người dân ở nông thôn.

Góp ý về quy định nồng độ cồn, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Ông Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định phát biểu: "Thời gian qua, nhiều người dân bức xúc vì Nghị định 100 phạt rất nặng, uống ít cũng bị tịch thu bằng lái. Vì vậy, để người dân đồng thuận phần lớn, tôi cho rằng, luật sau khi thông qua thì cần sửa đổi Nghị định 100 và phân hóa nếu uống bia, rượu ở mức thấp thì chỉ cần xử phạt hành chính để nhắc nhở mà không thu bằng lái, qua đó sẽ giải quyết được bất cập hiện nay".

Thống nhất với quy định chống tác hại của rượu bia là cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình đề nghị giao cơ quan chuyên môn xem xét quy trình kỹ thuật định lượng ethanol máu để thống nhất.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, báo cáo làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, trình cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tối qua, 20/6, các cựu sinh viên từng học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga đã vinh dự được gặp mặt Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông.