Cần phân cấp trong quản lý hành nghề y dược tư nhân
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với UBND Thành phố và các sở, ngành liên quan về công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn từ năm 2021 đến nay. Phó Chủ tịch thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà chủ trì hội nghị.
Tổng số cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập đã được cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn thành phố là hơn 15.300, có vai trò trong khám chữa bệnh, cung ứng thuốc cho hàng triệu lượt bệnh nhân. Tuy nhiên, Thường trực HĐND chỉ rõ: còn tình trạng hành nghề quá phạm vi chuyên môn được phê duyệt; hành nghề khi chưa được cấp giấy phép hoạt động; không bảo đảm điều kiện nhân sự, sử dụng người nước ngoài hành nghề không đúng quy định; bán thuốc không có đơn…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà khẳng định, thực tế lực lượng quản lý nhà nước về lĩnh vực này ở cơ sở mỏng. Việc thực hiện các quy định về hành nghề y, dược còn chồng chéo, vướng mắc; có nội dung không được phép ủy quyền, nên cũng quá tải cho cơ quan cấp trên, khó kiểm soát trong cấp phép, hậu kiểm và xử lý vi phạm.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị UBND thành phố thời gian tới phân công trách nhiệm cụ thể hơn cho các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân; chỉ đạo Sở Y tế nghiên cứu, tham mưu, phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với các phòng khám chuyên khoa, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dược, nhà thuốc bảo đảm nguyên tắc đặt chuyên môn, sức khỏe người dân lên hàng đầu.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố cũng đề nghị sở y tế ngoài việc thanh tra độc lập, cũng cần phối hợp liên ngành, công bố vi phạm để người dân biết, theo dõi, giám sát.
Chiếu tối 9/9, Hà Nội có mưa to đến rất to, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi cảnh báo ngập lụt khu nội thành Hà Nội.
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên các tuyến phố ở Hà Nội, hàng loạt cây cổ thụ, đại thụ trên dưới 100 năm tuổi, được người dân gọi là "ông", là "cụ" đã đổ rạp, bật gốc.
Sáng nay 9/9, trên nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn còn khá nhiều cây gãy đổ chưa kịp thu dọn, gây cản trở giao thông, nhiều người dân đã chủ động thu dọn cây và cành gãy đổ.
Chiều 9/9, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) do đồng chí Dao Phet Aroune Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn làm Trưởng đoàn, nhân dịp đoàn đến Hà Nội tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn do Liên đoàn lao động thành phố tổ chức.
Sau siêu bão số 3, Hà Nội có hơn 17 nghìn cây xanh bị gãy đổ. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, đối với các cây xanh cần bảo tồn, các cây quý hiếm có giá trị bị nghiêng đổ, cần kiểm tra, đánh giá để chống dựng, trồng lại ngay, đảm bảo cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển nếu có thể hoặc thực hiện di chuyển về vườn ươm để chăm sóc và trồng vào các vị trí phù hợp trên địa bàn thành phố.
Trước tình hình giao thông đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau bão số 3, Sở GTVT đang khẩn trương khắc phục hậu quả do bão, đảm bảo an toàn giao thông.
0