Cần quy định thời gian bàn giao trụ sở không sử dụng

Tình trạng tài sản dôi dư không được khai thác sử dụng, xuống cấp nặng nề đang diễn ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân là do còn có những khó khăn vướng mắc trong quy trình xử lý nhà đất công sản. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể thời gian bàn giao các trụ sở không còn sử dụng.

Tại huyện Sóc Sơn hiện có khoảng 10 trụ sở hiện bỏ không. Hoang tàn, rỉ sét, cỏ dại mọc kín lối đi là hình ảnh của những trụ sở bỏ hoang lâu năm.Thế nhưng nghịch lý ở chỗ, UBND huyện lại đang thiếu chỗ ngồi.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch - UBND huyện Sóc Sơn cho biết: "Chúng tôi đang tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản đề xuất phương án xắp sếp chuyển giao về cho huyện quản lý và sử dụng. Hiện cơ quan UBND huyện đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở khi công tác giải phóng mặt bằng đường Quốc lộ 3 đi qua đây, do vậy cơ sở bị thiếu. Đơn vị đã tham mưu với huyện ban hành văn bản đề xuất phương án bàn giao các công trình này về huyện".

Còn tại phố Tô Hiệu, quận Hà Đông. Chỉ một đoạn đường hơn 100m, có đến ba tòa nhà vốn là trụ sở các cơ quan nhà nước bỏ hoang suốt 17 năm qua.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ, diện tích đất dôi dư chưa xử lý được của cả nước hiện là gần 1,39 triệu m², diện tích nhà là gần 375.000m². Có địa phương chẳng những để không trụ sở mà còn phải bố trí thêm kinh phí thuê trông coi. Điều nghịch lý là nhiều trụ sở cũ bỏ hoang, trong khi trụ sở sau sáp nhập lại không đủ chỗ làm việc, phải đầu tư xây dựng thêm.

Các văn bản hướng của Bộ Tài chính quy định: trường hợp nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện sắp xếp lại nếu không còn nhu cầu sử dụng thì thực hiện bán, chuyển nhượng hoặc điều chuyển hoặc thu hồi hoặc chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý. Tuy nhiên, lại không quy định rõ về thời gian.

Sắp tới, sẽ có 50 đơn vị cấp huyện và 1.243 đơn vị cấp xã thực hiện sắp xếp đến năm 2025, dự kiến dôi dư 2.700 trụ sở trên cả nước. Bởi vậy, cần bổ sung quy định về thời gian bàn giao trụ sở thật sớm, nếu không tình trạng tài sản công bị lãng phí lại tiếp tục tái diễn.

Hà Nội mới đây đã yêu cầu rà soát toàn bộ các trụ sở không còn sử dụng, yêu cầu có kế hoạch với những công trình này ngay trong tháng 12.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, trên thế giới đã có 97 quốc gia quy định thành luật về ghế an toàn cho trẻ em. Việc luật hóa vị trí ngồi và dùng ghế chuyên dụng giúp trẻ em được bảo vệ tốt hơn khi tham gia giao thông.

Quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô tại Việt Nam được cho là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ. Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đạt chuẩn có thể giúp giảm phần lớn vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng trên ô tô khi chẳng may xe gặp tai nạn giao thông.

Tình trạng tài sản dôi dư không được khai thác sử dụng, xuống cấp nặng nề đang diễn ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân là do còn có những khó khăn vướng mắc trong quy trình xử lý nhà đất công sản. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể thời gian bàn giao các trụ sở không còn sử dụng.

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng 2/12 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được, tăng tính chủ động, tự lực, tự cường trong phát triển, phải giảm chi phí logistics trong GDP của đất nước xuống 15% và phấn đấu nâng quy mô của logistics trong GDP đạt con số 20%.

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là năm mới 2025 sẽ đến. Lúc này, không khí chuẩn bị Tết đang ngập tràn ở rất nhiều nơi, đặc biệt là làng hoa Tây Tựu. Người dân nơi đây đang ngày đêm chăm bón, mong chờ những bông hoa sẽ kịp nở vào đúng dịp Tết. Những người nông dân đã lắp hàng ngàn bóng đèn để kích hoa nở dịp Tết khiến cho khung cảnh thủ phủ hoa trở nên lung linh về đêm.

Với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững", Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vào sáng nay 2/12.