Cần sớm có khung pháp lý cho tài sản ảo

Pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận tính pháp lý của tiền mã hóa hay tiền ảo, trong khi giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm.

Đối với thị trường tiền ảo, rủi ro  đến từ việc không ai bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi có vấn đề nảy sinh.

Cần sớm có khung pháp lý cho tài sản ảo.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital, cho biết: "Khi đầu tư vào tiền mã hóa, chúng ta đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đầu tiên là rủi ro pháp lý vì hoạt động này chưa được pháp luật thừa nhận.

Thứ hai là rủi ro đối tác khi giao dịch, nhận và chuyển tiền. Trên thế giới đã có nhiều bài học mà chúng ta cần lưu ý. Thứ ba là rủi ro vận hành, việc bảo vệ tài khoản khỏi bị hack là vấn đề vô cùng lớn nếu bạn không có kiến thức công nghệ. Rủi ro thứ tư là về các dự án đầu tư.

Chúng ta nhìn thấy  tiền mã hóa đang trải qua giai đoạn phát triển, trong đó nhiều dự án không như họ đưa ra ban đầu, hay thuật ngữ chuyên môn gọi là scam".

Ở Việt Nam, các giao dịch tiền ảo rất sôi động trong cộng đồng

Mặc dù không được công nhận hợp pháp, nhưng tại Việt Nam, tiền ảo vẫn tồn tại và các giao dịch vẫn rất sôi động trong cộng đồng. Thậm chí, giá trị vốn hóa của nó ngày càng tăng.

Việt Nam không cấm tiền ảo, tài sản ảo, nhưng khung pháp lý để điều chỉnh thì vẫn chưa cụ thể. Ts.Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Bitcoin là một kênh đầu tư mà chúng ta dù thích hay không thích thì thị trường vẫn đang diễn ra. Người Việt Nam coi thị trường này là hấp dẫn khi có nhiều chỉ số như lợi nhuận thu được, bên cạnh không ít người thất bại.

Rồi vị trí đứng trong trò chơi này là top đầu thế giới. Trước làn sóng như vậy, không phải chúng ta lờ nó đi hay cấm, mà chúng ta cần xây dựng khung pháp lý để vừa chấp nhận ở mức nào đó, vừa quản lý được, tránh những câu chuyện như thuế, rửa tiền…

Câu chuyện này chúng ta đã nghiên cứu mấy năm nay nhưng cần nhanh chóng có khung pháp lý, có thể là ở dạng nào đó để học hỏi, nhìn thấy tác động, để dần dần chuẩn chỉnh lại nó".

Bộ Tài chính & NHNN đang chuẩn bị xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital, nhận định: "Vấn đề tiền mã hóa đạt mức cao trong thời gian gần đây do các vấn đề về kỹ thuật hoặc sự công nhận của một số quốc gia.

Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta cần nắm rõ có những lớp tài sản được pháp luật bảo hộ, có những lớp tài sản thì chưa có. Ví dụ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu, vàng, BĐS. Nhưng gần đây Bộ Tài chính & NHNN cũng đang chuẩn bị xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa".

Tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá rủi ro về rửa tiền trong kinh doanh casino, trò chơi có thưởng và tài sản ảo, hoàn thành vào tháng 9.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, hoàn thành trong tháng 5/2025.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tính đến tháng 9/2023, giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hai ngày lao dốc, ngày 21/12, giá vàng nhẫn, giá vàng SJC trong nước bật tăng trở lại.

Giá vàng thế giới hôm nay 21/12 tăng trở lại, do được nâng đỡ bởi xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc tại Mỹ và tỷ giá đồng USD, cũng như lạm phát tại Mỹ tăng chậm lại.

Giá vàng trong nước ngày 21/12 bật tăng theo giá vàng thế giới. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn tăng 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, ở cả hai chiều.

Hôm nay, 20/12, các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước điều chỉnh giảm mạnh giá vàng, với mức giảm mạnh nhất là 1 triệu đồng/lượng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết định giảm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.

Ngày 20/12, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.304 đồng/USD, tăng 26 đồng so với hôm trước. Đây là mức tỷ giá trung tâm cao nhất từ trước đến nay.