Cần tạo cơ chế, giao thêm quyền cho Hà Nội
Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho hoạt động xây dựng pháp luật. Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết, cho ý kiến đối với 8 dự án luật khác, trong đó có Luật Thủ đô sửa đổi. Đặc biệt tại kỳ họp này Quốc Hội sẽ dành 1,5 ngày để lấy phiếu tín nhiệm các chức danh được Quốc Hội bầu và phê chuẩn. Thời điểm hiện tại, các báo cáo kiểm điểm đánh giá công tác và kê khai tài sản của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi tới các đại biểu Quốc Hội để nghiên cứu và cho ý kiến.
Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ cho ý kiến 9 dự án luật, trong đó có Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô sửa đổi phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội.
Thành phố đang quá tải về hạ tầng giao thông, nhu cầu hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đầu tư nhanh chóng các cây cầu vượt sông, các tuyến đường sắt rất lớn và rất cấp bách. Nhưng nếu thực hiện như cơ chế hiện hành thì phải rất lâu mới có thể hoàn thành, vừa gây lãng phí tiền của, vừa lãng phí thời cơ, cơ hội phát triển. Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô cũng vậy. Để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới để các trường học, bệnh viện chỉ việc di chuyển đến là có thể vận hành được; thay vì để các trường học, bệnh viện di dời phải tự lo giải phóng mặt bằng, lo xây dựng cơ sở mới như hiện nay...Giao quyền cho Hà Nội cũng chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung tiến lên.
Bên cạnh nhiệm vụ khắc phục những hạn chế của Luât Thủ đô sửa đổi năm 2012, Luật Thủ đô lần này được trông chờ sẽ tạo ra những chính sách mới vượt trội. Vượt trội thể hiện ở chỗ Luật Thủ đô sẽ phải thể hiện được dành cho Hà Nội những quy định vượt hơn, tạo ra căn cứ pháp lý, tạo ra động lực để Hà Nội có thể thực sự xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Hơn một năm qua, Hà Nội đã rất chủ động thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, thể hiện rõ tính hành động bằng các công trình, dự án cụ thể. Nền kinh tế Thủ đô cho thấy sức bền, khả năng chống chịu cao, trở thành điểm sáng về tăng trưởng. GRDP thành phố 9 tháng tăng 6,08%, cao hơn gần 1,5 lần tăng trưởng GDP cả nước. Thành phố cũng đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế, tập trung nguồn lực đầu tư cho văn hoá, nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4.
Việc Quốc hội xem xét dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới.
Trên tuyến đường Lý Thánh Tông hiện đang có rất nhiều hố ga bị mất nắp, như những cái bẫy chờ người đi đường. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý, đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra tại đây.
Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.
Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
0